top of page

Triển lãm "Mây liêu xiêu", phiêu diêu giữa những miền sáng tạo về "cõi người ta"


Hoạ sĩ Trần Quốc Long triển lãm tranh “Như Mây Liêu Xiêu” tại phòng tranh Alpha Art station từ ngày 16-31/12/2022. Đây là lần thứ hai hoạ sĩ Trần Quốc Long tổ chức triển lãm cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 4 năm miệt mài làm việc. Lần này, họa sĩ giới thiệu đến người thưởng lãm 21 tác phẩm sơn mài với gam màu trong trẻo, đặc biệt mang cá tính rất riêng của hoạ sĩ.



Tiếp nối với sắc xanh cổ vịt, sắc cam rực vốn là signature của hoạ sĩ, nhưng lần này xanh sâu hơn và cam thắm hơn. Không dừng lại ở đó, hoạ sĩ táo bạo khai thác sắc đen, đỏ, nâu, tím, xanh ngọc, xanh lá và xanh lam đá… mang đến nhiều trải nghiệm thị giác mới lạ thú vị.





Anh lao động chăm chỉ và không ngừng thử nghiệm sáng tạo. Trần Quốc Long dường như tìm ra cách “khống chế” dễ dàng đặc tính đỏng đảnh chất liệu truyền thống và tạo ra bảng màu rất riêng mang “chất” Trần Quốc Long.


Duyên lành


Hoạ sĩ không cố chăm chút tả hình kỹ, nét vẽ của anh bay bổng tự do.



Ngày thượng đế vắng nhà


Sơn mài của Long trong và sâu, hình ảnh hình khối sống động trên bề mặt phẳng, vì thế khi nhìn ngắm trực tiếp mới thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của tác phẩm.



Đá ở đáy sông


Một điều ngẫu nhiên mà thú vị là 21 tác phẩm lần này, hình ảnh mây hiển hiện xuyên suốt các bức hoạ. Mây ngang qua đền đài, mây ngang qua bầu trời, mây liêu xiêu ngang qua đời “ta” và “em”. Cuộc đời như đám mây ngang qua trần thế, lung linh đến mấy rồi cũng tan.



Người đàn bà ở biển


Phát biểu tại buổi khai mạc triển lãm, hoạ sĩ - giám tuyển Lê Thiết Cương chia sẻ:


“Sơn mài hợp với tư duy đồ họa, mảng phẳng. Sơn mài là một chất liệu truyền thống nhưng truyền thống ấy được Long làm mới, đưa được thẩm mỹ hiện đại vào nó, kết hợp với tư duy tạo hình hiện đại. tạo ra một truyền-thống-mở”


Ta liêu xiêu


Hoạ sĩ Trần Quốc Long sinh năm 1981, tại Tĩnh Gia (Thanh Hóa), hiện sống và làm việc tại Đà Lạt. Hoạ sĩ tốt nghiệp Đại học Mĩ Thuật Việt Nam, từng tổ chức triển lãm 3.600 ngày tại Hà Nội, “Hoa về trong đêm” tại TP HCM, Gặp gỡ Đà Lạt tại Đà Lạt.


Em


Năm 1925, Trường Mỹ thuật Đông Dương thành lập. Các ông thầy người Pháp ngoài dậy vẽ sơn dầu còn khuyến khích sinh viên nghiên cứu chất liệu truyền thống trong đó có sơn mài, chính vì vậy nên mỹ thuật Việt Nam hiện đại có nhiều tên tuổi bậc thầy gắn với chất liệu này như Nguyễn Gia Trí (Vườn xuân Trung Nam Bắc), Nguyễn Sáng (Chùa Phổ Minh), Nguyễn Tư Nghiêm (Thánh Giống), Kim Đồng (Lò gốm... Như vậy là ngoài sơn mài mỹ nghệ thì Việt Nam có thêm sơn mài mỹ thuật. Đô cũng là một nét độc đảo. Các giai đoạn phát triển của mỹ thuật Việt Nam kế tiếp thế hệ bậc thầy mỹ thuật Đông Dương đều có những họa sĩ thành danh với chất liệu sơn mài như Trường Bé, Bùi Hữu Hùng, Đình Quân, Công Kim Hoa...


NGƯỜI MÂY


- Lê Thiết Cương - 12.2022


Sơn là một nguyên liệu cổ truyền của người Việt. Hiện vật nhiều tuổi nhất là chiếc mái chèo sơn then (đen) trong ngôi mộ thuyền ở Việt Khê - Hải Phòng có tuổi khoảng 2.500 năm (khai quật 1961). Hoặc dụng cụ chế tác sơn như thép (bút vẽ), bàn văn sơn, bát đựng sơn... trong một ngôi mộ ở Thủy Nguyên - Hải Phòng có tuổi khoảng 2.000 năm (khai quật năm 1972).


Thà làm viên đá cuội


Nhựa sơn từ cây sơn là nguyên liệu chính của nghề sơn. Cây sơn có ở nhiều nơi, nhưng tốt nhất là ở vùng trung du, Yên Bái, Phú Thọ. Các nước châu Á đều có cây sơn, cây sơn Việt Nam thuộc giống Rhus succedenes, chất lượng rất tốt và tốt hơn so với một số nước.


Cuộn mây 1



Cuộn mây 2


Các sản phẩm chế tác từ sơn thân thuộc trong đời sống của người Việt từ đồ thờ trong đình chùa như tượng thờ, hoành phi, câu đối, cửa võng, ngai thờ, cuốn thư, hộp đựng sắc phong, mô mâm bồng... đến đồ gia dụng như tủ, bàn, mâm, khay... Sơn có thể phủ trên nhiều chất liệu làm cốt như gỗ, đất, đá, đồng.


Say liêu xiêu


Ở chùa Đậu (Thường Tín – Hà Nội) có hai pho tượng phủ sơn mà cốt là hai vị thiền sư sau khi tịch diệt, niên đại thế kỷ 17. Đây là một dẫn chứng về cách ứng dụng sơn rất đặc biệt của cha ông ta. Ngoài sơn mài còn có sơn mài khảm trai, sơn quang du...Ở các bảo tàng lớn trên thế giới đều trưng bày tác phẩm sơn mài Việt Nam như: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (New York), Bảo tàng Guimet (Paris) ...


Cô gái mộng mơ



Mây liêu xiêu


Trần Quốc Long là một trong những họa sỹ chuyên tâm với sơn mài, tiếp nối các bậc thầy, các họa sỹ lớp trước. Sơn mài suy cho cùng cũng chỉ là chất liệu, như sơn dầu, bột mẫu, lụa... Mỗi nghệ sỹ phải tìm ra được một cách ứng xử với sơn mài riêng cho mình. Mỗi nghệ sỹ phải tìm ra một cách trò chuyện với sơn mài. Sơn mài là một ngôi nhà, mỗi họa sỹ phải biết cách mở cánh cổng để bước vào ngôi nhà ấy.


Bò kéo xe ở biển


Sơn mài là một chất liệu truyền thống nhưng truyền thống ấy cần phải được làm mới, cần phải đưa được thảm mỹ hiện đại vào nó. Chất liệu thì truyền thống nhưng phải kết hợp với tư duy tạo hình hiện đại. Có nghĩa là phải tạo ra một truyền- thống mở.


Tôi nghĩ những quan niệm này cũng là trăn trở của Trần Quốc Long. Xem tranh của anh thì thấy rõ kỹ thuật và chất liệu hoàn toàn truyền thống nhưng tư duy hội họa lại rất hiện đại. Con thuyền truyền thống chỗ hội họa của Long đến hiện đại. Vẫn là then, son, cánh gián, vàng bạc quỷ nhưng dưới bàn tay của Long thì nó vừa là nó mà lại là một nó khác. Long đặc biệt ưa thích bạc rây, bạc vụn, vàng thì chôn ở dưới son, then rồi mài mọi, phẳng mà nhám nên không bị mỹ nghệ. Long không thích thếp, không thích tương phản, đỏ đen, son then quá mạnh. Nếu có son, là sơn nhì đỏ bầm. Long chủ yếu dùng bảng mẫu trung độ.


Đền đài bỏ hoang


Sơn mài hợp với tư duy đồ họa, mảng phẳng.


Nghệ sỹ là con người tự do, tự do đọc và hiểu thế giới theo cách của mình. Hiện thực khách quan là một. Nếu có một nghìn nghệ sỹ thi sẽ có một nghìn cách hiểu hiện thực ấy khác nhau.


Cải cách mà Trần Quốc Long gọi sơn mài, trò chuyện với sơn mài như đã phân tích ở trên cũng là cái cách mà Trần Quốc Long gọi mình, trò chuyện với mình, làm mình, định nghĩa mình, trở về với mình.



Xin chúc họa sỹ Trần Quốc Long, đảm máy Trần Quốc Long tiếp tục tự do để về với mình.


Người ta thường liên tưởng hai từ "hoang dã" với lối sống đôi khi nghiêng về cực đoan phỏng túng, hay phần con hơn phần người. Nhưng kiểu "hoang dã" của Trần Quốc Long trong cuộc sống lẫn nghệ thuật không như vậy, mà nó tràn đầy tính trách nhiệm và chân thật. Tính hoang dã này không tiêu cực, mà là sự thẳng ngay, thật tính một cách tự nhiên và ban sơ trong anh. Trong nghệ thuật, không phải ai cũng có thể trở về bút pháp nguyên thủy, "thô ráp" một cách đầy phóng khoáng như vậy.


Như tinh thần biển khơi, có lúc dữ dội, có lúc dịu êm, và chính tính thăng-trầm ấy tôi luyện nên một "kẻ chèo thuyền" giàu ý chí và bao dung. Càng đi, anh ta càng không cố tô hồng hiện thực đời sống, mà nhìn thẳng vào đời sống để có thể đối diện với những dịu êm lẫn thô bạo của nó nhưng vẫn hoàn toàn trân quý và biết ơn từng khoảnh khắc.


Hội họa của Trần Quốc Long cũng giống như vậy.


——-


Người ta thường liên tưởng hai từ "hoang dã" với lối sống đôi khi nghiêng về cực đoan phỏng túng, hay phần con hơn phần người. Nhưng kiểu "hoang dã" của Trần Quốc Long trong cuộc sống lẫn nghệ thuật không như vậy, mà nó tràn đầy tính trách nhiệm và chân thật. Tính hoang dã này không tiêu cực, mà là sự thẳng ngay, thật tính một cách tự nhiên và ban sơ trong anh. Trong nghệ thuật, không phải ai cũng có thể trở về bút pháp nguyên thủy, "thô ráp" một cách đầy phóng khoáng như vậy.


Như tinh thần biển khơi, có lúc dữ dội, có lúc dịu êm, và chính tính thăng-trầm ấy tôi luyện nên một "kẻ chèo thuyền" giàu ý chí và bao dung. Càng đi, anh ta càng không cố tô hồng hiện thực đời sống, mà nhìn thẳng vào đời sống để có thể đối diện với những dịu êm lẫn thô bạo của nó nhưng vẫn hoàn toàn trân quý và biết ơn từng khoảnh khắc.


Hội họa của Trần Quốc Long cũng giống như vậy.


Hội họa Trần Quốc Long: HOANG DÃ MÀ CHẤT PHÁC


Trang Ps - 12.2022


Mang hơi thở của biển, phóng khoảng, hoang dã, thô mộc, dữ dội nhưng cũng đặc biệt lắng sâu một cách bí ẩn, hội họa của Trần Quốc Long khiến người xem phải xóa sạch định nghĩa trong tâm trí họ về như thế nào là một bức tranh sơn mài truyền thống nếu muốn đi sâu vào tinh thần đương đại của những tác phẩm mà anh sáng tác.


Tinh thần đương đại trong nghệ thuật, nói như một nghệ sĩ mà tôi từng phỏng vấn, chẳng phải là dò tìm một điều gì đó xa xôi nơi tận cùng trái đất, mà chính tư duy thông minh trong cách tiếp cận đề tài hết mực gần gũi, chân phương hay đời thường của anh ta khiến cho tác phẩm tạo ra tiếng "ổ" vang đầy kinh ngạc và kỳ thú trong tâm trí người xem. Hay nói cách khác, khai thác tính mới mẻ trong những món thân thuộc mới thực sự là bài toán đòi hỏi nhiều quan sát và trí tuệ. Tôi ngẫm và nghĩ nhiều về chia sẻ này khi có dịp ghé studio sáng tác của họa sĩ Trần Quốc Long tại Đà Lạt. Khi đứng trước những tác phẩm của anh, mọi bức tranh sơn mài mà tôi từng chiêm ngưỡng trước đó của các họa sĩ khác đều bị xóa sạch khỏi bộ nhớ. Không phải vì chúng thiếu sức hút hơn hay đề tài khai thác thiếu hấp dẫn hơn, mà bởi khi xem tranh sơn mài của Long, tôi nhận thấy quá trình khai thác về mặt chất liệu lẫn tinh thần sơn mài của anh đặc biệt chất phác và nguyên sơ. Và chính sự ban sơ, hoang dã ấy tạo nên chiều sâu tinh thần cho tranh, chứ không phải tính kỹ nghệ truyền thống gọt-mài- dũa cho bức tranh thêm sâu và trong về mặt thị giác.


Tôi ghé studio của anh vào buổi trưa. Một Đà Lạt mộng mơ được "bao bọc" trong ánh nắng thủy tinh ấm áp và lãng mạn, và căn nhà anh thì ở dưới cùng một con dốc nơi những tia nắng bỗng dần tắt lại do những tòa nhà cao xung quanh. Một bên là vợ và con gái nhỏ, một bên là xưởng vẽ vỏn vẹn 2m2, được ngăn lại bởi một bức tường ngắn. Hội họa của Long không tách biệt với bất cứ điều gì. Chúng "hoang dã" và thản nhiên phô bày tất cả trước mọi ánh nhìn, của anh, của vợ, của con, của bất cứ ai ghé thăm căn nhà nhỏ nơi gia đình anh sinh sống.


Tỉnh mộng


Có thể nói, Long không phải là kiểu họa sĩ thích uốn nắn theo kiểu nghệ nhân, không ưa gò bó mình vào một khuôn mẫu sơn mài truyền thống, chính thể, nét cọ của anh đôi khi khiến người xem cảm thấy "lạ lẫm" Vì chúng nom chẳng mềm mại, chẳng mượt mà, mà thậm chí đôi khi như "thô kệch", “nguệch ngoạc" và mang tính rong chơi, phác thảo. Ngay cả khi Long vẽ những hình tượng thiêng liêng như Phật, hay biểu tượng cái đẹp là người phụ nữ, thì hình thù của các nhân vật này sẽ không bao giờ chiều ý tưởng của một người thông thường nghĩ về cái đẹp theo quan niệm thâm căn cố để của họ. Tôi nghĩ bạn sẽ "bật cười", như chợt ngộ ra điều gì đó trong tư duy tạo hình và tự duy sống của Trần Quốc Long. Vì chúng đập tan mọi ý niệm cũ kỹ và truyền thống của chúng ta. Lúc này, chúng ta mới có thể đi sâu vào tính đương đại của tác phẩm, ấy là cái đẹp vượt qua thị giác, vượt qua khuôn mẫu trói buộc của xã hội. Trong sự thô kệch hay cục mịch, cái đẹp tinh thần của tác phẩm bỗng hiển lộ trong cái nhìn đầy tinh tế và lắng đọng nơi người xem. Cái đẹp ấy không phô trương và hào nhoáng, không tô son điểm vàng để cho bạn bị hấp dẫn thoáng qua rồi cũng chóng chán qua thời gian. Mà cái đẹp ấy thuộc về những tâm trí không bị nhuốm nặng quan niệm hình thể lẫn đám đông.


Mây xa khơi


Nương theo dòng chảy tự nhiên


Cái đẹp ẩn đằng sau bút pháp hoang dã...


Tôi nhớ có lần bước vào một homestay nọ, và để trên bức tường phòng khách là ba chữ "beauty in chaos", hàm nghĩa cái đẹp trong sự hỗn loạn. Cũng giống như xã hội loài người, hay bất cứ một xã hội nào mà bạn từng thấy, sự hỗn loạn hay tính đa sắc, đa màu, đa dạng là bản chất của xã hội đó. Dù mong ước của mỗi người là hòa bình, và thậm chỉ có những kẻ muốn "chải chuốt" cho đám đông thật bình yên, thật sung túc, nhưng rốt cuộc, không một xã hội nào có thể duy trì điều đó mãi mãi. Như vậy, “chaos" như bản chất của một xã hội, vì mỗi người trong xã hội đó đều có những nhận thức và cá tính thiện - ác khác nhau.


Đá ở đáy sông 2



Cũng vậy, Long không bao giờ cổ "chải chuốt cho những bức tranh của mình theo kiểu một người chăm tia bonsai, vì cái đẹp lúc này không còn đúng bản chất tự nhiên nữa. Anh để cho bút cọ được tung tẩy theo tinh thần nguyên sơ và "sương gió" bên trong. Giống cái tên triển lãm "Như mây liêu xiêu", "đường đi bước cọ" của Long có khi cứ lang thang, có khi cứ đồ ngã, lắc lư chứ chẳng theo một toàn tính hay sắp đặt nào. Có lẽ, khi không tính toán thì "hồn họa mới hóa thăng


Trần Quốc Long chia sẻ: "Tôi không cô đơn trong cuộc sống, nhưng cô đơn trong tư tưởng sáng tác. Bởi tìm thấy một người có thể hiểu mình trong nghệ thuật là một điều quá đỗi khó khăn!" Có lẽ vậy mà khi gặp tôi, anh phơi phới như một đứa trẻ dễ dàng bày tỏ. Nói vậy không có nghĩa tôi tự nhận mình có thể hiểu hết những gì anh gửi gắm trong nghệ thuật hay cuộc sống, mà tôi chỉ đơn giản đồng cảm và lắng nghe được anh. Những người viết, người làm sáng tạo, có lẽ cũng thấu hiểu điều này, vì khi viết hay khi tạo ra một tác phẩm, nếu có ai nhìn ra được ẩn ý, được chiều sâu trong bạn, thì như thể bạn vừa gặp cố tri, hay như thể gặp chính minh trong một hình hài khác.



Một nghệ sĩ "hoang dã" trong bút cọ, nhưng tràn đầy trách nhiệm trong cuộc sống. Trần Quốc Long như đã khai phá được tính trung dung trong kiếp người. Tự do mà kỷ luật, và kỷ luật nhưng vẫn đầy tự do. Anh cười "Tôi chỉ mong ước được về mỗi ngày. Như thế đứa trẻ được chơi đùa, được nhận quà thì sung sướng ngất ngây. Nhưng anh không phải tuýp bê tha hay chối trừ trách nhiệm. Anh hòa đời sống vợ con vào hội họa, và hội họa vào gia đình nhỏ. Anh xem tính trách nhiệm của một người cha, một người chồng tựa như nhiên, nghĩa rằng cũng có lúc cực nhọc nhưng cũng có lúc hạnh phúc tràn đầy. Anh đón lấy những cung bậc đó để hội họa không bị tô hồng, không bị cực đoan, mà hoàn toàn chân thật và chất phác. Có lẽ, chính thế mà mỗi lần nhìn tác phẩm của anh, tôi như thấy một huyết mạch tự nhiên chảy xuyên qua, không thét gào phô trương, mà hoàn toàn ẩn tàng, lặng lẽ.



Triển lãm tranh sơn mài “NHƯ MÂY LIÊU XIÊU” của Hoạ sĩ Trần Quốc Long khai mạc 189 ngày 16/12/2022



Triển lãm trưng bày từ 16-31/12/2022 tại Alpha Art station 271/5 Nguyễn Trọng Tuyển, P10, Q. Phú Nhuận.



Hoa sĩ Trần Quốc Long sinh năm 1981 tại huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), hiện sống và làm việc tại Đà Lạt. Hoa sĩ Long tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. Từng triển lãm solo



3.600 ngày” tại Hà Nội khi là sinh viên năm cuối trưởng Mỹ Thuật. Năm 2018 Triển lãm solo sơn mài “Hoa về trong đêm tại Landmark 81, TpHCM


Tháng 8/2022 triển làm nhóm Gặp gỡ Đà Lạt.


Bài: Navigator Media


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page