top of page

Cái nhìn khái quát về nền mỹ thuật và văn học châu Âu thời Trung Cổ (phần Cuối)

Thời kỳ Trung Cổ tại châu Âu, hay còn được biết đến với tên gọi "Đêm trường Trung Cổ", vẫn thường gây ấn tượng cho chúng ta bởi một nền văn hóa - nghệ thuật mang đậm sắc thái Cơ Đốc Giáo. Những điển tích trong kinh thánh luôn là đề tài thường thấy trong nhiều lĩnh vực: tranh vẽ, điêu khắc, phù điêu, tranh kính màu,...

Xem phần 1 tại đây.

Xem phần 2 tại đây.

Kiến trúc thời Trung Cổ

Tranh vẽ một nhà thờ lớn ở Cologne, Đức. Ảnh: Library of Congress/Wikimedia Commons

Trong thời kỳ Trung Cổ, kiến trúc đã đóng góp một phần quan trọng trong sự phát triển nghệ thuật. Vì là thời đại mà trật tự chính trị thực tế không tồn tại, những con người bình thường đã không có rất ít mục tiêu trong cuộc sống. Niềm hy vọng le lói duy nhất mà mọi người nhận được là lời hứa về hạnh phúc trên thiên đường.


Ảnh hưởng mạnh mẽ của Cơ Đốc giáo trong cộng đồng dân cư dẫn đến việc các nhà thờ được thiết kế bởi công chúng thay vì giới tăng lữ, điều cho phép những thánh địa này đáp ứng yêu cầu về cuộc sống thường nhật của các thành viên. Vì vậy, các nhà thờ trong thời Trung cổ còn đảm nhận vai trò của thư viện, bảo tàng và phòng trưng tranh bên cạnh mục đích tôn giáo.


Điều này dẫn đến việc các nhà thờ trở thành trung tâm của cuộc sống thị trấn trong thời Trung cổ. Các thiết kế kiến trúc thời kỳ này thể hiện niềm đam mê sâu sắc và chủ nghĩa lý tưởng của đức tin.


Đặc điểm của nghệ thuật thời Trung Cổ

Suốt 1000 năm thời Trung Cổ, nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau đã được phổ biến trên khắp châu Âu. Các tác phẩm nghệ thuật vẫn còn tồn tại với số lượng lớn bao gồm tượng điêu khắc, hình minh họa, tranh thảm, đồ kim loại, kính màu và tranh khảm. Những loại hình nghệ thuật này đều được cho là có tỷ lệ bảo tồn cao hơn các bức tranh tường bích họa và các tác phẩm làm từ kim loại quý, mặc dù chúng cực kỳ phổ biến trong Nghệ thuật Trung cổ. Sau đây, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số loại hình nghệ thuật quan trọng nhất thời Trung Cổ và đặc điểm của chúng.


Tranh thời trung Cổ

Trong thời Trung Cổ, tôn giáo tiếp tục trở thành chủ đề phổ biến trong phần lớn các họa phẩm. Những bức tranh sống động thể hiện các hình tượng nổi tiếng như Chúa Giêsu và Đức Mẹ Đồng Trinh Maria rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thời Trung cổ. Một trong những bức tranh tôn giáo mang tính biểu tượng nhất được tạo ra trong thời gian này là Last Supper (Bữa tiệc cuối cùng) của Giotto di Bondone, được vẽ vào năm 1306. Bức tranh này miêu tả Chúa Giêsu được bao quanh bởi các tông đồ của người, sau này trở thành cảnh tôn giáo được miêu tả nhiều nhất trong lịch sử nghệ thuật.


Last Supper (Bữa tiệc cuối cùng) của Giotto di Bondone, vẽ khoảng năm 1304 đến 1306. Ảnh: Wikimedia Commons

Tuy nhiên, vào thời kỳ phong cách Gothic xuất hiện, các nghệ sĩ bắt đầu rời xa việc đưa các câu chuyện tôn giáo điển hình vào tác phẩm nghệ thuật của họ. Điều này có nghĩa là chủ đề bắt đầu thay đổi, cùng với phong cách nghệ thuật, khi tranh vẽ bắt đầu tập trung vào thần thoại, động vật và nhiều chủ đề hiếm thấy trong quá khứ. Một yếu tố mới mà các nghệ sĩ bắt đầu áp dụng trong họa phẩm của họ là chủ nghĩa hiện thực, thứ đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong các bức tranh được tạo ra trong thời kỳ Trung cổ.


Tượng điêu khắc thời Trung Cổ

Chủ nghĩa hiện thực cũng được thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc thời Trung Cổ. Trước khi Đế chế La Mã sụp đổ, các tác phẩm điêu khắc được cách điệu theo truyền thống về các đặc điểm của chúng. Sau khi đế chế sụp đổ, chủ nghĩa hiện thực được mở ra bởi những người theo chủ nghĩa Ottonians và Carolingians, những người nhấn mạnh việc sử dụng thẩm mỹ hiện thực thay vì những cách diễn đạt thờ ơ được sử dụng trong thời kỳ Byzantine.


Virgin and Child, tượng điêu khắc ngà, khoảng đầu thế kỷ 14. Ảnh: Vassil/Wikimedia Commons

Quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa hiện thực này đã mở ra một thời kỳ phục hưng văn hóa đáng kể trong Nghệ thuật Trung cổ. Những tác phẩm chạm khắc tinh xảo bằng ngà voi bắt đầu xuất hiện trở lại, cùng với các tấm phù điêu bằng đồng có chi tiết ba chiều. Những tác phẩm điêu khắc này chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực cổ điển đã vượt xa các phong cách nghệ thuật trước đó.


Các tác phẩm điêu khắc thời Trung Cổ nổi bật bao gồm các hình trang trí bên ngoài của các nhà thờ nổi tiếng cũng như các tác phẩm chạm khắc về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Kích thước của các tác phẩm điêu khắc cũng biểu thị sự giàu có của chủ sở hữu, với những ngôi mộ thạch cao khổng lồ - một dấu hiệu biểu thị cho sự sung túc quá mức.


Tranh minh họa

Một loại hình nghệ thuật đã trở nên phổ biến trong thời Trung cổ là các trang sách được vẽ minh họa hay trang trí. Trong các kho lưu trữ nghệ thuật ngày nay, phần lớn các quyển sách được minh họa còn sót lại đều đến từ thời Trung Cổ.


Một trang chụp từ sách "Epistles of St Paul with Gloss". Ảnh: Bodleian Library/Wikimedia Commons

Việc tạo ra chúng là một quá trình tốn kém và phức tạp. Quá trình này bắt đầu bằng việc viết văn bản lên những tờ giấy da. Sau khi hoàn thành bản thảo, một giai đoạn lập kế hoạch kéo dài bắt đầu, theo đó các khoảng trống trong bố cục được sử dụng để trang trí. Ở bước cuối cùng, những hình vẽ tuyệt đẹp được vẽ trên những trang sách này với chất liệu phổ biến là vàng.


Do sự phát triển vượt bậc của các ấn phẩm được minh họa, một phong cách độc đáo đã xuất hiện là việc tạo ra lịch sử văn tự. Đó là những chữ cái phóng to, thường được trang trí, được sử dụng ở đầu đoạn văn và các phần văn bản khác thường chứa hình vẽ.


Kính màu

Một loại hình nghệ thuật tuyệt đẹp khác phổ biến trong thời Trung cổ là tranh kính màu. Chúng được tạo ra bằng cách trộn cát và tro gỗ với nhau trước khi nấu chảy thành chất lỏng để đúc thành thủy tinh. Trước khi thủy tinh cứng lại, bột kim loại đã được thêm vào để tạo ra màu sắc đẹp mắt thường thấy trên những tác phẩm hiện diện tại nhiều nhà thờ lớn.


Những giai thoại về San Giacomo Maggiore, tranh kính màu do Corrado de ‘Mochis thực hiện theo yêu cầu từ Giáo hoàng Pius IV. Ảnh: Carlo Dell'Orto/Wikimedia Commons

Màu sắc, mặc dù luôn vô cùng rực rỡ, phụ thuộc vào loại các nguyên liệu được sử dụng, vẫn luôn đảm bảo tạo ra những cảnh tượng ngoạn mục. Những kiệt tác kính màu này cực kỳ tốn thời gian vì các mảnh kính khác nhau cần phải được sắp xếp cẩn thận trước khi quyết định kiểu dáng và thiết kế cuối cùng.


Sau đó, các nghệ sĩ sẽ thêm các chi tiết cuối cùng bằng tay trước khi ghép các tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thiện lại với nhau và gắn nó vào cửa sổ. Tôn giáo cũng là một chủ đề quan trọng trong việc tạo ra những bức tranh kính màu này, vì về cơ bản chúng được sử dụng để trang trí cửa sổ của các nhà thờ và thánh đường bằng các câu chuyện được yêu thích trong Kinh thánh.


Văn học thời Trung Cổ

Ngoài tranh vẽ và tượng điêu khắc, một số tác phẩm văn học kinh điển cũng ra đời trong thời Trung cổ. Phần lớn thơ ca thời Trung cổ được viết bởi các tu sĩ và lãnh tụ tôn giáo, vì thời đó rất ít người biết chữ. Do đó, các tài liệu còn sót lại đều mang tính tôn giáo rõ nét, vì hầu hết trong số chúng là thánh ca. Tuy nhiên, một số tăng lữ đã viết những tài liệu triết học về tôn giáo, hơi khác so với những bài thánh ca thông thường.


Minh họa câu chuyện về Thánh Maria "Tu sĩ" trong Golden Legends. Ảnh: Richard de Montbaston/Wikimedia Commons

Một trong những cuốn sách đáng chú ý nhất đến từ thời Trung cổ, kể những câu chuyện về các vị Thánh trong thời kỳ này, là Golden Legend (Sự tích Vàng son). Cuốn sách được viết bởi tổng giám mục Genoa, Jacobus de Voragine, trong khoảng thời gian từ năm 1259 đến 1266. Một số cuốn sách thế tục khác cũng được viết, nhưng những tác phẩm văn học tôn giáo luôn tỏ ra phổ biến hơn.


Trong khi tôn giáo ảnh hưởng đến phần lớn nền văn học, nhiềutác phẩm văn học phi tôn giáo nổi tiếng cũng đã được sáng tác. Các ví dụ điển hình bao gồm The Canterbury Tales (Chuyện kể ở Canterbury) của Geoffrey Chaucer và The Divine Comedy (Thần khúc) của Dante Alighieri, cùng một số tác phẩm khác. Những kiệt tác văn học này, vẫn còn được nhắc đến cho đến ngày nay, đã trụ vững trước thử thách của thời gian và tồn tại như một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất được tạo ra trong thời kỳ Trung Cổ.


Sự khởi đầu của thời kỳ Phục hưng báo hiệu hồi của Nghệ thuật Trung Cổ và chứng kiến sự quay trở lại với các giá trị của nghệ thuật cổ điển cũng như những hiểu biết mới về các đặc điểm trong nghệ thuật thời Trung Cổ. Mặc dù thời Trung Cổ thường được coi là thời kỳ đen tối trong lịch sử nhưng sự đóng góp của nó đã ảnh hưởng đến nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau tồn tại đến tận ngày nay. Do khung thời gian rộng lớn, Nghệ thuật Trung Cổ đã được thể nghiệm trên nhiều thể loại khác nhau giúp mở rộng phạm vi của nó, điều này cho phép phong trào trở thành chứng tích quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật.

Bài: Hiếu Võ - Theo Art in Context

Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page