top of page

Kính viễn vọng mới trị giá 9 tỷ đô la của NASA đã được phóng vào vũ trụ

Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA, một công cụ mang tính cách mạng trị giá 9 tỷ đô la, đây là thiết bị có thể giúp loài người khám phá sâu hơn bao giờ hết vào vũ trụ. Nó được phóng vào ngày 25/12 tại bờ biển đông bắc Nam Mỹ, mở ra một kỷ nguyên khám phá thiên văn mới rất đáng mong chờ.


Kính viễn vọng hồng ngoại mạnh mẽ, được NASA ca ngợi là đài quan sát khoa học không gian hàng đầu của thập kỷ tới.


Theo kế hoạch Kính viễn vọng Webb sẽ mất một tháng để di chuyển tới đích trong quỹ đạo mặt trời, cách Trái đất khoảng 1 triệu dặm - xa hơn mặt trăng khoảng 4 lần. Quỹ đạo đặc biệt của Webb sẽ giúp nó luôn thẳng hàng với Trái đất khi hành tinh và kính viễn vọng quay quanh mặt trời song song.


Để so sánh, kính viễn vọng tiền nhiệm 30 năm tuổi của Webb, Kính viễn vọng Không gian Hubble đã quay quanh Trái đất từ ​​khoảng cách 340 dặm, đi vào và ra khỏi bóng của hành tinh cứ sau 90 phút.



Được đặt tên theo người đàn ông đã giám sát NASA từ giai đoạn sơ khai những năm 1960, Webb nhạy hơn Hubble khoảng 100 lần và được kỳ vọng sẽ biến đổi sâu sắc hiểu biết của các nhà khoa học về vũ trụ và vị trí của chúng ta trong đó.


Webb chủ yếu sẽ quan sát vũ trụ trong quang phổ hồng ngoại, cho phép nó nhìn xuyên qua các đám mây khí và bụi nơi các ngôi sao được sinh ra, trong khi Hubble hoạt động chủ yếu ở bước sóng quang học và tia cực tím.

BÀI HỌC LỊCH SỬ THIÊN VĂN HỌC



Gương chính của kính thiên văn mới - bao gồm 18 phân đoạn lục giác bằng kim loại berili phủ vàng - cũng có vùng thu ánh sáng lớn hơn nhiều Hubble, cho phép nó quan sát các vật thể ở khoảng cách xa hơn, do đó nó có thể "quay ngược thời gian" nhìn được nhiều thông tin hơn trong các hạt ánh sáng. Theo các nhà thiên văn học, Webb sẽ mang lại cái nhìn về vũ trụ chưa từng có trước đây, thậm chí ta có thể nhìn thấy những gi đã xảy ra ở cột mốc khoảng 100 triệu năm sau Big Bang, trong khi đó tầm nhìn của Hubble hiện chỉ thấy những gì đã xảy ra cách đây khoảng 400 triệu năm sau khi vũ trụ hình thành. Bên cạnh việc kiểm tra sự hình thành của các ngôi sao sớm nhất trong vũ trụ, các nhà thiên văn học còn háo hức nghiên cứu các hố đen khổng lồ được cho là chiếm giữ trung tâm của các thiên hà xa xôi.


Các công cụ của Webb cũng rất lý tưởng để tìm kiếm bằng chứng về các bầu khí quyển có khả năng hỗ trợ sự sống xung quanh các hành tinh ngoài Thái dương hệ, đây là các thiên thể mới được phát hiện và chúng quay quanh các ngôi sao xa xôi.


Kính thiên văn này là kết quả của sự hợp tác quốc tế do NASA đứng đầu với sự hợp tác của các cơ quan vũ trụ Châu Âu và Canada. Northrop Grumman Corp (NOC.N) là nhà thầu chính. Phương tiện phóng Arianespace là một phần đóng góp của châu Âu.


Webb được phát triển với chi phí chế tạo là 8,8 tỷ USD, còn tổng tiền cho cả việc duy trì hoạt động cho Webb dự kiến sẽ vào khoảng 9,66 tỷ USD, cao hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu của NASA vào năm 2011.


Hoạt động thiên văn từ Webb được quản lý bởi Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian ở Baltimore dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào mùa hè năm 2022, sau khoảng sáu tháng căn chỉnh và hiệu chỉnh các gương và dụng cụ của Webb.


Sau đó, NASA dự kiến ​​sẽ công bố loạt hình ảnh ban đầu do Webb chụp. Webb được thiết kế để tồn tại lên đến 10 năm.


Bài: Nguyen Long - Theo Reuters


Bài đăng liên quan

Xem tất cả
ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page