top of page

Các công ty công nghệ sinh học được nhiều nhà đầu tư săn đón trong mùa COVID


Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế tại trang tin CNBC, đại dịch COVID-19 đã thúc đấy cơ hội cho các công ty công nghệ sinh học trở thành lĩnh vực được các nhà đầu tư săn đón. Con số này được đánh giá dựa vào nhu cầu IPO (Phát hành lần đầu ra công chúng) đang tăng lên.


Vắc xin của 2 hãng Pfizer và Moderna


Bà Christiana Bardon, quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần tư nhân MPM Capital chia sẻ trong hội nghị mang tên Delivering Alpha rằng: “Lĩnh vực công nghệ sinh học đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong đại dịch, suốt hai năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là vì “họ đã và đang tạo ra tất cả các loại thuốc, vắc-xin và phương pháp điều trị cứu sống thế giới theo đúng nghĩa đen”.


Có thể nhìn vào các ví dụ điển hình của ngành công nghệ sinh học hiện nay, đó là các vắc xin COVID-19 rất thành công của Pfizer và Moderna, được phát triển trong thời gian ngắn kỷ lục tại Mỹ. Những vắc xin này sử dụng công nghệ Messenger RNA, hoặc mRNA, công nghệ chưa từng được phép sử dụng ở con người trước đây. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ó 370 triệu liều của 2 loại này đã được sử dụng ở Mỹ.


"Tôi nghĩ, bạn biết đấy, các doanh nghiệp công nghệ sinh học luôn bị cho là kém thú vị hơn một chút so với những người anh em công nghệ khác. Nhưng thành thật mà nói, các công ty công nghệ sinh học đã và đang làm giải quyết các vấn đề bệnh tật lớn như bệnh ung thư, và tất cả các nhu cầu y tế lớn khác trong suốt 20 năm qua, kể từ khi kỷ nguyên công nghệ sinh học hiện đại bắt đầu với cuộc cách mạng giải trình tự bộ gene người", bà Bardon cho biết.


Bà Christiana Bardon, quản lý danh mục đầu tư tại công ty cổ phần tư nhân MPM Capital


Theo bà Bardon, sự quan tâm ngày càng tăng đối với công nghệ mới trong đại dịch đã thúc đẩy rất nhiều vốn đầu tư vào lĩnh vực này, thúc đẩy các khoản tài chính kỷ lục và các đợt IPO. Chỉ số IShares Biotechnology ETF, theo dõi các công ty lớn nhất của ngành công nghệ sinh học, đã tăng khoảng 62% trong hai năm qua, đánh bại hiệu suất của S&P 500, vốn đã tăng khoảng 47% trong cùng khoảng thời gian.

Bà Bardon hy vọng các lĩnh vực như nghiên cứu ung thư có thể được hưởng lợi. Bà chia sẻ: “Các doanh nghiệp công nghệ sinh học không chỉ có thể hiểu được các đột biến đang dẫn đến ung thư ở người mà còn có thể phát triển các loại thuốc đặc biệt cho những đột biến đó. Điều đó cũng có nghĩa là các thử nghiệm lâm sàng có thể hiệu quả hơn vì các doanh nghiệp công nghệ sinh học hiện chỉ có thể xác định những bệnh nhân không có đột biến để thực hiện trong quá trình thử nghiệm lâm sàng”.


Còn ông Alex Denner, đối tác sáng lập và giám đốc đầu tư của Sarissa Capital Management, cho biết các nhà đầu tư đang đổ một lượng tiền “khổng lồ” vào lĩnh vực này với dự đoán về những tiềm năng gì ngành này sẽ làm sau khi đại dịch lắng xuống.


Ông Alex Denner, đối tác sáng lập và giám đốc đầu tư của Sarissa Capital Management


“Tôi thấy nhiều người rất hào hứng với tiềm năng đẩy nhanh việc phát triển các loại thuốc nhanh hơn nhiều so với những gì được coi là hợp lý cách đây vài năm”, ông nói.


Tuy nhiên, cũng có một số thách thức đối với các doanh nghiệp công nghệ sinh học. Ông Denner nhận định sự quan tâm ngày càng tăng cao đã khiến một số công ty khó khăn trong việc tìm kiếm không gian phòng thí nghiệm hoặc các nhà nghiên cứu có trình độ với kinh nghiệm phát triển lâm sàng.



Bài: Hà Nguyễn - Theo CNBC

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page