top of page

Triển lãm “Xứ Mường” - bản giao hưởng rực rỡ ánh mặt trời chào mừng mùa hạ


Tại Trung tâm triển lãm Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam, được biết đến phổ thông là Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội (thuộc Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm) từ giữa tháng năm 2023, sau những ngày của tuần mưa đón mùa hạ, là một triển lãm được ví như một “bản giao hưởng” đón nắng tưng bừng mang tên “Xứ Mường”. Triển lãm của năm tác giả đều xuất thân sinh ra, hoặc lớn lên thấm đẫm từ nguồn nước róc rách của văn hóa Mường Hòa Bình.



Cuộc trưng bày được ví như “bản giao hưởng” mỹ thuật Mường hiện sinh đương đại cũng không quá, bởi với 5 tác giả có năm sinh từ đầu 7x đến cuối 8x. Nhưng có tới 85 tác phẩm đủ các chất liệu và thể tạng từ hội họa đến điêu khắc như gốm, gỗ (điêu khắc); sơn mài, sơn dầu, acrylic tổng hợp (trên toan), hoặc chất liệu hiếm thấy là tranh trên giấy Giang. Và hình thể phong cách của các tác phẩm cũng là một “cung cầu vồng” bán nguyệt từ phong cảnh hiện thực thắm thiết, đến Biểu hiện và Trừu tượng mênh mông lan tỏa. Và đều nối dài từ những “mạch ngầm” của văn hóa mỹ thuật và âm nhạc, văn chương của xứ nguyên thủy Việt Mường - Hòa Bình.


Tuy chỉ kéo dài một tuần lễ, nhưng triển lãm “Xứ Mường” lần này, là một cuộc “khai hạ” theo nghĩa đen là “chào mừng mùa hạ” của các tác giả. Dưới đây là những lời phát biểu cảm tưởng về những tác phẩm mới của mình trong loạt trưng bày tụ hội tươi tắn lần này:


1.Vũ Đức Hiếu (HIẾU MƯỜNG)

“Trong quá khứ, Việt Nam là một quốc gia nổi tiếng về truyền thống gốm với các sản phẩm gốm men trắng, men Ngọc, men nâu, hoa lam…từ thời Lý - Trần trải qua bao thăng trầm của lịch sử, gốm vẫn tồn tại trong đời sống như một lẽ tất yếu. Ngày nay với sự phát triển đa dạng của xã hội và nhiều vật liệu mới ra đời cùng với sự tiện ích của công năng, có những giai đoạn tưởng chừng như gốm bị thay thế, nhưng cũng như với nhiều nghệ sỹ khác tôi nghĩ rằng gốm đã trở thành vật liệu và ngôn ngữ nghệ thuật để có thể thử nghiệm những sáng tác vượt ra ngoài kiểu dáng công năng mà cha ông đã từng làm. Với đất, nước, men, giờ…những vật liệu và kỹ thuật mà cha ông để lại với cách nhìn và những thử nghiệm mới hy vọng sẽ kết nối được truyền thống đến hiện đại ngày nay thông qua những tác phẩm được trưng bày.”





Hoạ sĩ: Vũ Đức Hiếu (HIẾU MƯỜNG)

1977 : Sinh tại Hà Nội
2000 : Tốt nghiệp Đại học  Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội  
2001: Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam
- Hội viên hội Mỹ thuật Việt Nam
2007 - nay. Giám đốc Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường, tỉnh Hòa Bình
Triển lãm (Chọn lọc)
2000 : Tham gia triển lãm nghệ thuật Hà Nội
2001 - 2002 : Tham gia triển lãm nhóm
2002 : Tham gia triển lãm trẻ Việt Nam tại Singapore
2004 - 2016. Tham gia triển lãm khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc.
2010 : Tham gia triển lãm nhóm tại Malaysia
2011 : Tham gia Workshop Nghệ thuật Quốc tế tại Sasaran, bang Selangor, Malaysia
2012 : Tham gia triển lãm Workshop Nghệ thuật Quốc tế “Nghệ thuật dưới mái nhà sàn” - Trưng bày tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Viet Art Center.
2013: Tham gia Workshop “ Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Thái Lan” tổ chức tại trường Đại học Tổng hợp Naresuan, tỉnh Phisanulok, Thái Lan, tháng 7-2013.
Tham gia triển lãm “ Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Thái Lan”, tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Hà Nội, tháng 10-2013.  
2014: Tháng 12, triển lãm Gốm Mường tại Hà Nội.
2015: tháng 2, triển lãm Xuân với tranh và gốm Mường Bảo tàng Mường Hòa Bình
2016 : Tháng 12, triển lãm Gốm “ Linh Thú” tại Hà Nội.
2017: Tháng 12, triển lãm Hội Tụ gốm Mường tại Bảo tàng Mường Hòa Bình
 
Hoạt động Văn hóa
1998. Nghiên cứu, sưu tầm Văn hóa Mường
2007. Thành lập Bảo tàng tư nhân “ Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường”.
2008 – 2018:
Tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật Workshop, kết nối các nghệ sỹ trong nước và quốc tế, các trưng bày, triển lãm
Giải thưởng
3 - 2013. Giải thưởng Phan Châu Trinh năm 2012, lĩnh vực “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục”.  
2020. Giải thưởng quốc tế Jeonju International Awards 2020 cho lĩnh vực thúc đẩy di sản văn hóa phi vật thể.

2. Trần Thị Thu (THU TRẦN)

Từ hang Đồng Nội của tổ tiên ta để lại, từ đó tôi đi dọc con sông Đà để tìm lại những vết tích của “Xứ Mường”. Một vùng đất với kho tàng về âm nhạc, mo Mường, sử thi “Đẻ đất đẻ nước” đầy sức biểu cảm, tôi kết hợp chính chất liệu của đất Mường và ngôn ngữ hội hoạ Biểu Hiện - Trừu Tượng để ca ngợi xứ Mường.



Chất liệu giấy Giang chính là nguồn cảm hứng để tôi tìm về cảm giác của ngôn ngữ phương Đông đầy nhũng ẩn dụ và bí mật như dưới lòng đất, mạch nước ngầm hay núi lửa nằm im trong đó đang chứa đựng những bí ẩn của xứ sở mà tôi đang sống.

Bộ tranh được sáng tác trong năm 2021 và 2022, tôi đã giản lược tối thiểu, là những mảng phẳng như rêu phong và vết tích trong hang động xưa cũ còn in lại vết dấu về văn hoá của người Mường cổ, những nhịp điệu trong âm nhạc, như tiếng chiêng âm vang vào vách núi thẳm sâu. Là những tầng lớp của người Mường cổ hoá mình cùng thiên nhiên tươi đẹp bên dòng sông đà mênh mang.




Hoạ sĩ: Trần Thị Thu (THU TRẦN)
Sinh ngày: 05/11/1970
Quê quán: Thanh Oai – Hà nội
Thạc sĩ mĩ thuật - Trường đại học mĩ thuật Việt Nam
Hội viên: Hội Mỹ Thuật Việt Nam
Hội viên: Hội Văn nghệ Hoà Bình 
Triển lãm nhóm “Ao Out” 12/12/2022 tại Phương - Specut - Sóc Sơn - Hà Nội
Triển lãm “Trắng” 13/11/2022 tại Hakio 38 Trần Cao Vân - Thành phố Hồ Chí Minh
Triển lãm quốc tế - Hanoi Art Connecting – 2022; Triển lãm thời trang bộ sưu tập “Chàm”
Triển lãm sắp đặt tại địa hình “Trở về” - Chiềng Đi – Vân Hồ - Sơn La 09/1/2021
Triển lãm sắp đặt “Ra Khơi” tháng 05/2020 tại Tam Thanh - Quảng Nam
Triển lãm sắp đặt “Giăng Tơ 3 tháng 1/2020 tại CoCo Bay Đà Nẵng
Triển lãm quốc tế - Hanoi Art Connecting – 2019; Triển lãm thời trang tại Trường Đại học Mỹ Thuật công Nghiêp - Hà Nội.
Triển lãm đương đại “Giăng tơ” tháng 4 năm 2019 - Triển lãm đương đại gồm 3 phần: Tranh lụa; Sắp đặt; Thời trang trên lụa tơ tằm. Tại khách sạn Anmanyti 326 Lý Thường Kiệt - Hội An - Quảng Nam.
Triển lãm nhóm: Rừng - tháng 10 năm 2018 tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Triển lãm thời trang “Nâu” - Tháng 3 năm 2018 tại Trường đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp Hà Nội.
Triển lãm cá nhân tháng 12/2017 tại Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam
Triển lãm thời trang  “Dạ khúc thu” tháng 9 năm 2017 tại Tràng Tiền Plaza
Triển lãm thời trang “Chuyện của Thị” - Domino Art Fair tháng 1 năm 2017 số 1 Lương Yên Hà Nội
Triển lãm nhóm Yu Yu Viet Nam Blue tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tháng 12 năm 2015
Triển lãm cá nhân 5/2015 tại Module7 - 83 Xuân Diệu – Hà Nội
Triển lãm Workshop Nghệ thuật Quốc tế “Nghệ thuật dưới mái nhà sàn” - Trưng bày tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội và Viet Art Center – năm 2012
Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc năm 2010 - 2015 - 2020 tại số 2 Hoa Lư - Vân Hồ - Hà Nội
Tham gia nhiều triển lãm trong nước và nước ngoài từ 2010 đến nay Có nhiều tranh trong bộ sưu tập cá nhân trong nước và nước ngoài
Giải thưởng: Hội Mỹ Thuật Việt Nam - 4014
Giải thưởng: Giải 3 triển lãm Mỹ Thuật ứng dụng toàn quốc - tháng 10/2019
Giải khuyến khích khu vực Tây Bắc  - Việt Bắc năm 2018 - 2022 - Hội Mỹ Thuật Việt Nam


3. Trần Trung Dũng

“Hoà mình vào dòng chảy văn hoá Mường, được cảm nhận nhiều giá trị đậm đặc sử thi. Nhiều giá trị nghệ thuật từ dân ca mường, nghệ thuật chiêng mo, Đẻ đất- Đẻ nước…Những phong tục , tập quán, tín ngưỡng như nghi thức cúng lễ vật, rước lễ, xuống đồng,cơm mới….Tâm thức tôn kính các vị thần linh, những người lâp đất, lập Mường. Những mong ước ấm no hạnh phúc cho cộng đồng. Qua trực giác của mình. Tôi vẽ về xứ Mường với mong muốn những âm vang, đồng vọng sâu lắng trong vô thức, hình thành những sắc thái trên các tác phẩm của mình.”





Hoạ sĩ: Trần Trung Dũng
Năm sinh:1980 tại Hà Nội
Tốt nghiệp ĐHMT Việt Nam - năm 2003
Thạc sĩ mĩ thuật - Trường đại học mĩ thuật Việt Nam - 2010
Giảng viên: Trường CĐ VHNT Tây Bắc - Hoà Bình

4. Bùi Văn Đạo

“Lễ hội khai hạ mang ý nghĩa tôn kính thần linh, tưởng nhớ những người có công lập đất lập mường, cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phục



Lễ mừng cơm mới của người mường Hoà Bình, thường được tổ chức sau mùa thu hoạch, vào độ tháng 10 âm lịch, lúc này các gia đình tổ chức hoặc mời thầy về nhằm tạ ơn trời đất, các vị thần linh, tổ tiên cho mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, dân mường có cuộc sống ấm no, đủ đầy.



Nét xưa là những sinh hoạt thường ngày của người mường xưa, hình ảnh của các thiếu nữ, vùng sơn cước, các mế, các chị ngồi quây quần bên bếp lửa mồi, châm cho nhau hút thuốc lào (điếu ục) là hình ảnh thật gần gũi và thanh bình mọi mệt nhọc và lo toan đều tan biến qua làn khói và anh lửa mờ ảo của đêm núi.



Ngày mùa là thời điểm bận rộn nhất trong năm, là lúc cây, trồng, thu hoạch, bao công sức chăm bón đợi đến ngày thu hoạch. Cảnh các chi, các mế đeo ớp xuống ruộng đi cấy, đi cày. Ớp mường có rất nhiều công năng là đồ đựng chầu cau (dụng cụ ăn chầu, thuốc lào) vừa để đựng các sản vật của tự nhiên như của, ốc, châu chấu, vật vờ, ve nước. Đó là những sinh hoạt thường ngày của con người xứ Mường.”


NĐK: Bùi Văn Đạo
Năm sinh: 1979 tại Hòa Bình
Nghề nghiệp: giảng viên - phó trưởng khoa mĩ thuật, trường cao đẳng VHNT tây bắc
Năm 2003 tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật công nghiệp Hà Nội
2012 tốt nghiệp đại học Mĩ thuật Việt Nam
Hội viên Hội mĩ thuật hòa bình
Hội viên Hội mĩ thuật Việt Nam
Từ 2004 đến nay tham gia triển lãm khu vực 3 tây bắc - Việt Bắc
Giải khuyến khích năm 2014, 2021
Giải nhì giải thưởng Văn học, nghệ thuật tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020 năm 2022

5. Nguyễn Giang Châu

“Là một người con dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trên nếp nhà sàn, cạnh con sông Đà, nơi được coi như một cái nôi văn hoá lớn trong cộng đồng người Mường ở Hoà Bình. Vậy nên không khó để nhận ra nguồn cảm hứng lớn được lấy làm nguyên liệu trong các tác phẩm của mình. Những hình ảnh như con Tôm, con Cá, ánh lửa bên bếp nhà sàn, mái tranh, vách đá tai mèo, hay hình ảnh các chị, các mế tắm dưới ánh trăng.



Những nếp sinh hoạt văn hoá, tâm linh mang đậm dấu ấn con người nơi đây. Trong giai đoạn đầu của tiến trình sáng tác của mình, hoạ sỹ dùng những hình ảnh hiện thực thân quen.


Trong những sáng tác gần đây, hoạ sỹ chuyển dịch ngôn ngữ tạo hình từ hiện thực tới biểu hiện, và có chút chạm trừu tượng biểu hiện.



Bắt nguồn từ đó những cái tên “Chạng Vạng” là chỉ thời điểm chiều tối, thời điểm kết thúc của một ngày lao động, bắt đầu những sinh hoạt cộng đồng, các nghi thức tâm linh.



“Xót” là những tín hiệu trong ngôn ngữ tạo hình, được gạn , được rút từ cuộc sống , vốn cổ, hoạ tiết trên váy , trên trống đồng tôi muốn tín hiệu hoá trong tác phẩm.”


Hoạ sĩ: Nguyễn Giang Châu
Năm sinh: 1987 tại  Hoà Bình.
Tốt nghiệp: Đại Học sư phạm nghệ thuật Trung Ương năm 2011
Hoạt động sáng tác tự do từ 2011 tại Hà Nội đến nay

Bài: Navigator Media

Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page