top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

“Tuyết phủ trắng núi”- tình yêu thiên nhiên gửi vào Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thành Đô


Nổi bật lên giữa cảnh quan đô thị nhộn nhịp của Thành Đô, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên mới được hoàn thành trông hệt như một khối đá tự nhiên được tuyết phủ trắng xóa. Với các phòng triển lãm hoành tráng, không gian công cộng, cửa hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim và cơ sở giáo dục hiện đại, bảo tàng có diện tích 50.000 mét vuông này trở thành “ngọn hải đăng” văn hóa của thành phố, phản ánh sự phát triển nhanh chóng của trung tâm công nghệ Thành Đô.


Lời cảm ơn đến di sản thành phố

Ảnh: Goooood


Ý tưởng thiết kế của bảo tàng thể hiện sự tôn kính đối với di sản phong phú và tinh thần sôi động nơi đây. Lấy cảm hứng từ các yếu tố địa phương “Shu Mountain, Shu Road, Shu Water – sơn, thủy, lộ đất Thục (Tứ Xuyên)”, nhóm kiến trúc sư Pelli Clarke & và cộng sự đã kết hợp một cách tinh tế giữa văn hóa lịch sử và bối cảnh của thành phố.


Thiết kế hình khối đá của tòa nhà lấy cảm hứng từ những dãy núi Tứ Xuyên hùng vĩ, được hình thành bởi tác động địa chất dịch chuyển các mảng kiến tạo đã định hình nên khu vực này trong nhiều thế kỷ qua.


Công trình kiến trúc đậm tính nghệ thuật

Ảnh: Goooood


Tòa nhà là một công trình kiến trúc mang đậm tính nghệ thuật nhô lên khỏi mặt đất, để lộ những không gian công cộng quyến rũ bên trong. Mỗi “khối đá” riêng lẻ đóng vai trò là một không gian triển lãm riêng biệt, kết nối với nhau bởi các khu vực công cộng tràn ngập ánh sáng.


Việc lựa chọn vật liệu phản ánh rõ hơn câu chuyện về các mảng kiến tạo, với mặt tiền bên ngoài được ốp bằng đá granite có nguồn gốc từ địa phương. Các lỗ đục có hình dạng và cấu tạo hữu cơ được tạo ra để tái hiện lại vẻ thanh tao của những ngọn núi phủ đầy tuyết vào ban ngày, trong khi đèn nền LED mang đến cảnh tượng rực rỡ ánh sao vào ban đêm.


Sự quyến rũ của tự nhiên vùng đất Thục

Ảnh: Goooood


Thiết kế của bảo tàng còn được tô điểm bởi sự quyến rũ của những con đường núi mang tính biểu tượng ở Thành Đô, gọi là “蜀道” (Thục Đạo). Bởi Thành Đô là một thành phố ở phía Tây Nam Trung Quốc, thuộc tỉnh lỵ Tứ Xuyên, mà giản xưng của Tứ Xuyên lại là “Thục” hoặc “Xuyên”, nên những con đường mòn nơi đây sẽ thường được gọi là “Thục Đạo”.

Ảnh: Goooood


Thể hiện tinh thần phiêu lưu, kiến trúc sư thiết kế một không gian bằng kính uốn lượn duyên dáng dọc theo mặt tiền phía đông của bảo tàng, kết nối tầng hai và tầng ba, gọi là “Dino Box – Hộp Dino”. Con đường uốn khúc treo lơ lửng này mang đến cho du khách một trải nghiệm đầy tính phiêu lưu, cảm giác như vừa được bước đi giữa không trung vừa được chiêm ngưỡng triển lãm khủng long có kích thước thật xuất hiện lơ lửng trên trần nhà.


Ảnh: Goooood


Các khe hở trong suốt và những tấm thủy tinh giữa các khối đá hoặc khối núi làm tăng sự phản chiếu, khả năng quan sát và tương tác, đóng vai trò kết nối trực quan và vật lý giữa các vật trưng bày, thành phố, đường phố, cảnh quan và hệ thống thủy lợi trong khuôn viên.


Ý tưởng bảo vệ môi trường tự nhiên gửi trong từng “khối đá” trắng

Ảnh: Goooood


Trọng tâm của thiết kế bảo tàng là cam kết bảo vệ môi trường. Chiến lược công trình xanh bao gồm nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu tác động sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và hỗ trợ môi trường tự nhiên. T


Từ việc lựa chọn vật liệu và tìm nguồn cung ứng thông minh đến các công nghệ tiết kiệm năng lượng và quản lý chất thải, mọi khía cạnh đều được xem xét cẩn thận. Việc sử dụng thép trên bê tông làm giảm lượng khí thải carbon và dùng đá granite có nguồn gốc tại địa phương sẽ giảm thiểu chi phí vận chuyển.


Ảnh: Goooood


Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thành Đô trưng bày sự tích hợp liền mạch giữa công nghệ tiên tiến và thiết kế kiến trúc. Việc thực hiện một bức tường chắn mưa hai lớp với hơn 70 bề mặt và hơn 6.000 giá đỡ tường rèm bên ngoài, gợi lên kết cấu cheo leo của những ngọn núi đá.


Các hệ thống tiết kiệm năng lượng, bao gồm điều khiển ánh sáng LED thông minh, kính hiệu suất cao và vật liệu cách nhiệt, giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng và lượng khí thải carbon. Tòa nhà còn được thiết kế một hệ thống thu gom nước mưa và tái sử dụng nước, lắp đặt những tấm kính lấy ánh sáng tự nhiên nhằm giảm nhu cầu chiếu sáng nhân tạo.


Giang Nguyễn (Theo Designboom)


Comments


ad1_2.jpg