Thomas Peterffy cho rằng lạm phát kéo dài sẽ khiến Bitcoin dần trở nên vô dụng
Tỷ phú Thomas Peterffy – người được coi là cha đẻ của lĩnh vực giao dịch chứng khoán hiện đại - đã bày tỏ rằng ông dự kiến thị trường sẽ chạm đáy và Bitcoin sẽ sớm trở nên hoàn toàn vô giá trị.
Vào thứ Tư vừa rồi, Hoa Kỳ đã báo cáo lạm phát tiêu dùng là 9,1% trong năm tính đến tháng Sáu này. Con số cao nhất trong 4 thập kỷ qua, khiến thị trường chao đảo khi các chỉ số chứng khoán sụt giảm.
Trong bối cảnh trên, tỷ phú Thomas Peterffy, nhà sáng lập 77 tuổi kiêm chủ tịch của nền tảng giao dịch trực tuyến Interactive Brokers cho rằng giới đầu tư nên làm quen dần với lạm phát.
Peterffy chia sẻ với Forbes qua cuộc trò chuyện video từ nhà riêng của ông ở Palm Beach, Florida: “Tôi tin rằng áp lực gây nên bởi lạm phát kéo dài trong nhiều năm chứ không phải vài tháng. Đây không phải là một vấn đề ngắn hạn.”
Theo Peterffy- người nắm giữ 18,1 tỷ đô trong tay, có một số lý do vì sao tình trạng lạm phát vẫn diễn ra hiện nay: chi tiêu thâm hụt đã trở thành thói quen kéo hàng chục năm của Mỹ; đứt gãy liên tục trong chuỗi cung ứng khi toàn cầu hóa “đảo ngược”; thiếu hụt công nhân lành nghề và ngành tự động hóa phát triển; các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị do các công ty tự áp đặt nhằm “tăng chi phí sản xuất”; và điều nghịch lý là lãi suất tăng trong khi nó được xem là cơ chế nhằm kiềm chế lạm phát.
Ông Peterffy cho biết: “Liên bang tăng lãi suất cũng chính là đang tăng số tiền mà quốc gia phải chi để phục vụ người dân. Đây là một vòng luẩn quẩn mà điều cuối cùng dẫn tới đó là vỡ nợ.”
Đa số các nhà giao dịch hy vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất chuẩn lên ít nhất 75 điểm cơ bản, hoặc thậm chí một điểm phần trăm vào cuối tháng này. Bản thân đợt tăng lãi suất 0,75% vào tháng trước là mức lớn nhất trong vòng 28 năm. Thế nhưng Peterffy không mong đợi vòng lặp như những năm 1980, khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Paul Volcker tăng lãi suất lên hai con số, gây ra suy thoái kinh tế nhưng dập tắt lạm phát.
Ông nói: “Tôi không tin rằng Liên bang sẽ tuân theo lời hứa‘ làm những gì cần làm ’ để giảm lạm phát, bởi họ sợ việc phải phá hủy cả nền kinh tế và đổ nợ.”
Thay vào đó, theo ông, Liên bang sẽ giới hạn lãi suất chuẩn khoảng 4% và kết quả là lạm phát sẽ dao động quanh mức 6% trong vài năm tới.
Peterffy, bất chấp những dự đoán có phần u ám, mong thị trường chứng khoán Mỹ sẽ chạm đáy ngay sau mùa thu. Ông cho rằng chỉ số S&P 500 có thể giảm xuống mức thấp nhất là 3.000 vào khoảng tháng 10 – giảm 21% so với giá trị hiện tại là khoảng 3.800. Chỉ số S&P 500 đã giảm hơn 20% so với mức cao kỷ lục vào tháng 11 năm ngoái.
Peterffy nhấn mạnh: “Cuối cùng khi giá cả tăng cao sẽ bắt kịp với cổ phiếu, và kết quả là“ cổ phiếu sẽ bước vào một thời kỳ thị trường tăng giá kéo dài do lạm phát thúc đẩy ”. Vị tỷ phú này cho biết thêm: “Đây là thời điểm tuyệt vời để thực hiện nghiên cứu và tích lũy cổ phiếu của các công ty”. Peterffy ít tập trung đầu tư vào các lĩnh vực hoặc ngành cụ thể; thay vào đó, ông khuyên các nhà đầu tư nên nhắm mục tiêu vào các công ty đang “đầu tư vào khả năng cạnh tranh của chính họ trong môi trường này và giành được thị phần”.
Vào tháng 1, Peterffy cho biết các nhà đầu tư nên cân nhắc việc nắm giữ 2% -3% tài sản bằng tiền điện tử để ngăn việc các loại tiền định danh khỏi việc hóa tro. Giờ đây, sau sự suy thoái của thị trường và cuộc khủng hoảng thanh khoản làm chao đảo ngành công nghiệp tiền điện tử, ông Peterffy đang phải thận trọng hơn trong các phát ngôn.
“Tôi nghĩ rằng rất có thể Bitcoin sẽ trở nên vô giá trị hoặc nằm ngoài vòng pháp luật,” vào một thời điểm nào đó. Ông tin rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể tìm cách cấm tiền điện tử trong bối cảnh lo ngại về việc tài sản kỹ thuật số được sử dụng để “cung cấp tài chính cho các hoạt động bất hợp pháp”, cũng như việc Bộ Tài chính Hoa Kỳ không có khả năng “kiểm soát hoặc theo dõi các khoản thanh toán và thu thuế”.
Điều này không có nghĩa là Peterffy đã xóa sạch các tài sản kỹ thuật số. Ông vẫn giữ một số Bitcoin và cho hay sẽ mua nhiều hơn nếu nó đạt được tới mức 12.000 đô la.
Bài: Việt Hương – forbes.com
Comentarios