top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Thịnh hành hậu đại dịch, nghệ thuật gốm liệu có là chất xúc tác của thời đại mới?

Từ Theaster Gates tại Bảo tàng Mới ở New York tới ‘Đất sét Lạ kỳ” tại Hayward Gallery ở London, đất sét đang rất thịnh hành trong nghệ thuật đương đại hậu đại dịch.


Vào 2004, khi Tate Liverpool biên đạo một triển lãm để khám phá gốm trong nghệ thuật thế kỉ 20, nó được mệnh danh là ‘Một Lịch sử Bí mật về Đất sét’. Tựa đề không chỉ ngụ ý rằng gốm, một bộ môn ít ai biết đến nhưng tân tiến, trải dài khắp nơi trong lịch sử hội họa gần đây, mà gốm còn là bộ môn những họa sĩ đầy nhiệt huyết thường dành thời gian để làm kín đáo. Vào thời điểm đó, không một ai quá hứng thú về những thứ như những mảnh trang trí lò sưởi và bộ tách ấm trà, hay là đồ thủ công, do họ vẫn mải mê với ý tưởng rằng nghệ thuật phải có thị trường độc quyền.


Dù vậy, thập kỷ trước đã cho thấy một bước ngoặt 180 độ, với rất nhiều họa sĩ dần tìm đến chất liệu từng bị gạt phắt ngoài lề này. Ngoài khi chúng ta vẫn bày tỏ lòng biết ơn cho các danh họa tiên phong trong việc xây dựng cầu nối giữa nghệ thuật đương đại và gốm - Ron Nagle, Ken Price, Peter Voulkos, Betty Woodman, và vân vân - những siêu sao trong giới hội họa hiện nay cũng đã và đang đem gốm vào công việc sáng tạo của họ. Sterling Ruby đang dần đưa vào những bức tượng gốm với vẻ đẹp tự nhiên và chân thật, đồng thời với triển lãm gốm được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Des Moines vào 2019, trong khi bộ gốm 'Afro-Mingei' của Theaster Gates là nền tảng cho việc anh ta tiếp cận với cộng đồng, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mới của Thành phố New York. Trong lúc đó, theo sau hàng loạt các buổi triển lãm như 'Ceramix' tại La Maison Rouge ở Pháp (2016) và các cuốn sách như Vitamin C: Đất sét và gốm trong Nghệ thuật Đương đại của Phaidon (2017), buổi triển lãm 'Đất sét Lạ kỳ' tại Hayward Gallery ở London là lần gần nhất để có thể chiêm ngưỡng một số lượng lớn các tác phẩm gốm được tạo ra bởi các họa sĩ đương đại.


Giám tuyển nghệ thuật của Hayward, Cliff Lauson, giải thích làm thế nào mà một 'hiện tượng văn hóa chuyển hướng sang thủ công một cách từ tốn' đã được phổ cập. 'Một số những lý do là về cách chúng ta gia nhập lại với thế giới sau trận đại dịch,' ông ấy nói. 'Điều tuyệt vời của gốm đó là tất cả mọi người đều dùng chúng trong cuộc sống hàng ngày, dưới bất kể mọi hình thức. Vốn chúng ta đã có một quan hệ mật thất với chất liệu này.' Không lâu trước đây, chất liệu tầm thường này rất có thể sẽ chóng chán, nhưng với sự lấn chiếm của văn hóa điện tử, tính chất lành như đất, tạo hình nhanh chóng và những phương pháp truyền đời chính là điểm mạnh của gốm.


Đất sét là một chất liệu cổ đại mà chúng ta đều quen thuộc từ khi còn nghịch bùn trong độ tuổi thiếu nhi. Tuy vậy, những cách mà các họa sĩ sử dụng nó cũng vô kể như những truyền thống và kỹ thuật mà họ phải nắm bắt để có thể sử dụng nó một cách thuần thục. ‘Triển lãm đưa sự thân thuộc của đất sét lên một tầm cao mới, bằng những cách mà họa sĩ đã thuần thục trong khuôn khổ hạn chế của chất liệu và làm nên những điều không tưởng,’ Lauson nói. Triển lãm tập hợp 23 họa sĩ xoay quanh những họa tiết đường diềm của những mảnh sứ đậm nét của Woodman, và những bức trừu tượng chính xác, tráng men bóng, và bắt kịp thời đại bởi những họa sĩ đến từ West Coast Nagle và Price. Các tác phẩm bởi thế hệ họa sĩ trẻ hơn bao gồm những người phụ nữ có cánh và những kẻ lười biếng đầu ngựa trong truyện dân gian bằng sứ của Klara Kristalova, những chiếc đồng hồ ngoại cỡ và những hoa văn hoạt hình trên những chiếc bình và bát có hình dạng con người của Woody De Othello, và những bức trừu tượng giản dị lấy cảm hứng từ phong cảnh của miền Tây Nam nước Mỹ. Ở ranh giới mờ mịt giữa nghệ thuật và làm gốm thì chúng ta có một seri tối giản những chiếc bình độc đáo nhỏ con của Edmund de Waal.


Thế hệ mới đang ấp ủ một con đường riêng trên lịch sử gốm và khai quật những di sản bị lãng quên: Chẳng hạn như thành tựu của Voulkos, người mà đã tiên phong sử dụng gốm làm tượng. Tay buôn Jessica Silverman ở San Francisco đại diện cho hai họa sĩ gốm ưu tú mà đã đặt dấu ấn lên lịch sử văn hóa bị đã bị gạt bỏ: De Othello, có tác phẩm gần đây tìm hiểu về truyền thống của người Yoruba, và Rose B. Simpson, người ‘có nguồn gốc từ nhiều thế hệ mẫu hệ chuyên gốm’ của văn hóa Pueblo. Theo Silverman quan sát, ‘Hệ thống cấp bậc của truyền thông nghệ thuật đang được đảo lộn với một sự chuyển dời từ việc chỉ thu thập các tác phẩm từ những người đàn ông da trắng. Gốm vốn đã luôn có đẳng cấp trong văn hóa của Châu Á và Bản địa Châu Mỹ.


Vào mùa thu 2021, buổi trình diễn cá nhân đình đám của Phoebe Collings-James, ‘Một vết cào! Một vết cào!’, tại Trung tâm Nghệ thuật Camden, London, khám phá những chủ đề của cơ thể, bạo lực, và khiêu dâm xuyên suốt lịch sử bằng cách sử dụng âm thanh và gốm, bao gồm những chiếc bình cỡ đại và những chiếc chuông gió treo gốm có hình xoắn, những chiếc ngực khỏa thân, và những phiến đá được tráng nghệ thuật. Khi đang sinh sống ở New York 5 năm về trước, người họa sĩ này đã khám phá ra được tác phẩm của người làm gốm Châu Phi lai Châu Mỹ Doyle Lane. Những chiếc bình tinh vi của ông, với những bề mặt có màu sắc tuyệt đẹp và tuyệt vời để sờ lên, đã cho thấy ‘những hình dạng, màu, và một cách tiếp cận đầy triết lý mà có lý với tôi’. Và, cũng như vậy, các nét vẽ trên những chiếc bình có miệng, cổ thiên nga, thân to của Magdalene Odundo về những truyền thống khắp thế giới, bao gồm của Châu Phi, Trung Quốc, Mexico, và Hy Lạp cổ đại. Vào mùa xuân 2022, các tác phẩm của Collings-James và Odundo được trưng bày trong một buổi trình diễn tập thể ‘Cơ thể, Bình, Đất Sét’ tại Two Temple Place ở London, khám phá di sản không mấy nổi tiếng của thợ gốm người Nigeria Ladi Kwali và sự ảnh hưởng của bà tới các họa sĩ nữ da màu. Collings-James gần đây bắt đầu cư trú tại Archie Bray Foundation, trung tâm nghệ thuật, với đột phá về gốm ở Colorado Rockies mà Voulkos đã đồng quản lý vào những năm 1950.





‘Thứ mà đưa tất cả họa sĩ gần lại với nhau chính là việc phải hiểu được quy luật của chất liệu này’, Lauson nói. ‘Nó rất khó lường, xét về việc tạo ra được thành quả, về việc cảm thấy hài lòng với sự ngẫu nhiên mà rất nhiều các quá trình khác nhau tạo ra. Đó là lý do họa sĩ yêu nó.’


Bài: Dẫn từ fashionnet.vn


Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page