top of page

Loạt họa phẩm của cựu hoàng Hàm Nghi được đấu giá tại "Indochine - Chapitre 16"


Hàm Nghi, "Hoàng hôn trên vùng quê", 1911, sơn dầu trên bìa cứng

Vào ngày 22 tháng 9 này, tại khách sạn Drouot (Paris, Pháp) sẽ diễn ra chương thứ 16 trong chuỗi các phiên đấu giá những tác phẩm nghệ thuật từ thời Đông Dương, do nhà đấu giá Lynda Trouvé tổ chức. Đây là cơ hội để các nhà sưu tập có thể tìm thấy tác phẩm thuộc về một số tên tuổi lớn của giới nghệ thuật Việt Nam như Vũ Cao Đàm, Trần Phúc Duyên, Lê Phổ cùng những tên tuổi gắn liền với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương như Alix Aymé, Evariste Jonchère. Đặc biệt hơn, phiên đấu giá lần này còn giới thiệu đến công chúng một số họa phẩm do vua Hàm Nghi vẽ trong thời gian lưu đày tại Algeria.


Được tìm thấy trên gác mái, một bộ 19 bức tranh đặc biệt của cựu hoàng đế Việt Nam, Hàm Nghi (1871-1944), cũng sẽ được đem ra đấu giá. Lên ngôi năm 13 tuổi và chỉ nắm quyền được một năm, vua Hàm Nghi để lại dấu ấn trong lịch sử nước ta với vai trò là người ban chiếu Cần Vương vào ngày 13/7/1885, trở thành vị lãnh đạo tinh thần trong phong trào kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Ông bị quân Pháp bắt được tại vùng rừng núi Quảng Bình vào tháng 11/1888.


Hàm Nghi, "Mặt hồ lúc chạng vạng", sơn dầu trên bìa cứng

Chính quyền thực dân ngay sau đó đã đày ông đến một thuộc địa khác ở châu Phi, Algeria. Tại đây, ông đã học hội họa và điêu khắc từ họa sĩ Marius Reynaud và dành quãng đời còn lại để hoạt động với tư cách là một họa sĩ, người vẽ màu phấn và nhà điêu khắc. Cựu hoàng đã thực hiện một số chuyến đi đến Pháp dưới sự giám sát chặt chẽ, nơi ông gặp gỡ các nghệ sĩ như Foujita, Rodin và người phụ nữ của những bức thư Judith Gautier. Các tác phẩm của ông cực kỳ hiếm trên thị trường và chưa bao giờ được rao bán. Đây là lần đầu tiên có một tập hợp tranh lớn như vậy được bán đấu giá. Khi ông còn sống, các tác phẩm của ông từng được trưng bày tại Bảo tàng Guimet vào năm 1926.


Hàm Nghi, "Ngôi nhà bên dòng nước", 1910, sơn dầu trên vải

Những bức tranh trên từng thuộc sở hữu của Henri Aubé, một người lính Pháp đóng quân ở Hà Nội từ năm 1907 đến năm 1909. Rất có thể Henri Aubé đã từng đến bệnh viện nhiệt quân đội Vichy để chữa bệnh, giống như nhiều sĩ quan đóng quân ở các thuộc địa lúc bấy giờ . Từ năm 1909 đến năm 1913, Hàm Nghi cũng đã theo học tại cơ sở này. Nếu như hai người từng gặp nhau, chắc chắn điều đó đã xảy ra ở Vichy. Người ta cho rằng Hàm Nghi và Henri Aubé đã xây dựng tình bạn thông qua người bạn chung của họ, Henri de Gondrecourt.


Cựu hoàng Hàm Nghi bên giá vẽ, ảnh chụp tại Alger, thủ đô Algeria, 1926.

Được trưng bày vào tháng 6 năm ngoái tại Asian Spring, một bức bình phong đặc sắc của họa sĩ Trần Phúc Duyên (1923-1993) gồm 5 tấm gỗ sơn mài, cũng sẽ được bổ sung vào danh mục, với giá ước tính từ 60.000 đến 80.000 euro. Nó lẽ ra đã được chính họa sĩ tặng cho đại sứ Pháp tại Sài Gòn. Được bán sau cái chết của vị đại sứ cho những người chủ hiện tại, nó được truyền lại qua nhiều thế hệ đến tận ngày nay.


Trần Phúc Duyên, "Dải sông đỏ", 1954, vàng và sơn mài trên gỗ.

Danh mục cũng sẽ bao gồm các tác phẩm của Lê Phổ, Vũ Cao Đàm và một số tác phẩm điêu khắc của Évariste Jonchère, người từng đạt giải First Grand Prix de Rome dành cho điêu khắc năm 1925, trong đó có Người phụ nữ Việt Nam trẻ hoặc Thân hình người phụ nữ An Nam.


Lê Phổ, "Thiếu nữ ngồi trong vườn", khoảng 1965, sơn dầu trên toan

Vũ Cao Đàm, "Truyện Kiều", tranh lụa

Évariste Jonchère, "Thân hình người phụ nữ An Nam", điêu khắc đá, tỷ lệ 1:1

Theo lời vợ nghệ sĩ, phần thân trên được làm trong chuyến đi Đông Dương lần thứ hai của ông vào năm 1944. Phần đất nung nguyên bản của tác phẩm được trưng bày tại Salon ở Hà Nội cùng thời điểm, phiên bản bằng đá được trưng bày tại Hội Nghệ sĩ Pháp ở Hà Nội năm 1947.


Bài: Hiếu Võ - Theo Drouot

ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page