top of page

Nhiều tập đoàn viễn thông ASEAN công bố các thương vụ sáp nhập trị giá hàng tỉ đô la

Các tập đoàn viễn thông ở ASEAN đã công bố các thương vụ sáp nhập trị giá tổng cộng 30 tỉ đô la trong năm nay khi họ tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng thị trường và cải thiện lợi nhuận.

Giới phân tích nhận định làn sóng hợp nhất đó sẽ giúp ích cho kế hoạch đầu tư của các công ty này với cơ cấu cổ đông bao gồm gồm một số hãng viễn thông lớn nhất thế giới nhưng sự kiểm soát ngày càng tăng của họ đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng truyền thông có thể làm giảm tính cạnh tranh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Hồi cuối tháng 11, hãng viễn thông di động lớn thứ hai của Thái Lan, True Corp. thông báo sẽ sáp nhập vào nhà mạng di động DTAC, công ty con của Tập đoàn viễn thông Telenor (Na Uy) để tạo ra một công ty trị giá 8,6 tỉ đô la với khoảng 51 triệu thuê bao. Ảnh: nationtv

Cuối tháng trước, hãng viễn thông di động lớn thứ hai của Thái Lan, True Corp., thuộc sở hữu của Tập đoàn Charoen Pokphand, thông báo sẽ sáp nhập vào nhà mạng di động DTAC, công ty con của Tập đoàn viễn thông Telenor (Na Uy). Thương vụ sáp nhập sẽ tạo ra một công ty trị giá 8,6 tỉ đô la với khoảng 51 triệu thuê bao, cao hơn con số 43 triệu thuê bao của AIS, nhà mạng lớn nhất Thái Lan.


Tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nhà mạng di động Indosat Ooredoo, đơn vị thành viện của Tập đoàn Ooredoo, có trụ sở tại Qatar và nhà mạng Hutchison 3 Indonesia, công ty con của Tập đoàn CK Hutchison (Hồng Kông), cũng đã đồng ý sáp nhập kết hợp trong một thỏa thuận trị giá 6 tỉ đô la mà các nhà quản lý dự kiến sẽ phê duyệt vào cuối năm nay. Thỏa thuận sáp nhập này sẽ tạo ra một công ty có 100 triệu thuê bao, chỉ đứng sau số thuê bao của nhà mạng di động lớn nhất Indonesia, Telkomsel.


Hồi tháng 6, hãng viễn thông Axiata (Malaysia) và Tập đoàn viễn thông Telenor đã ký một thỏa thuận trị giá 15 tỉ đô la để sáp nhập các đơn vị cung cấp dịch vụ di động của họ tại Malaysia. Fitch Ratings nhận định thương vụ sáp nhập này sẽ tạo ra một công ty hàng đầu trong ngành viễn thông di động của Malaysia với mức thị phần khoảng 46-50%.


Các nhà phân tích cho biết, tại Đông Nam Á, một số cơ quan quản lý có xu hướng thẩm định dễ dàng đối các thương vụ hợp nhất và vấn đề cạnh tranh hơn so với những nhà quản lý ở các khu vực khác trên thế giới, khiến khu vực này trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn viễn thông toàn cầu muốn mở rộng quy mô.


Năm ngoái, Ủy ban Cạnh tranh Thương mại của Thái Lan đã cho phép Tập đoàn Charoen Pokphand thâu tóm các siêu thị của Tập đoàn bán lẻ Tesco (Anh) ở Thái Lan và Malaysia với giá 10,6 tỉ đô la. Thương vụ này giúp Charoen Pokphand, vốn đã thống lĩnh trong một số lĩnh vực ở Thái Lan, trở thành nhà bán lẻ lớn nhất của Thái Lan.



Ủy ban Truyền thông và Viễn thông quốc gia Thái Lan, cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề chống độc quyền trong lĩnh vực viễn thông, đã mô tả thương vụ sáp giữa nhập True Corp. và DTAC là điều “không thể tránh khỏi” và cho biết sẽ không ngăn chặn.


Pisut Ngamvijitvong, nhà phân tích của Công ty chứng khoán Kasikorn Securities ở Bangkok, cho biết: “Ở các nước châu Âu, các thương vụ và sáp nhập rất khó thực hiện vì các nhà quan quản lý xét duyệt rất nghiêm ngặt. Nhưng ở khu vực Đông Nam Á, các cơ quan quản lý được coi là không xét duyệt khó khăn đến như vậy”.


Các nhà quản lý ở Malaysia đã chứng tỏ họ cứng rắn hơn khi xem xét các thương vụ sáp nhập trong lĩnh vực viễn thông. Vào năm 2019, họ đã ngăn cản thương vụ sáp nhập toàn bộ hoạt động kinh doanh ở Á của Telenor và Axiata để tạo ra một công ty với doanh thu 23 tỉ đô la và 300 triệu thuê bao. Sau đó, Telenor đã sửa đổi kế hoạch để chỉ sáp nhập mảng kinh doanh của Telenor và Axiata ở Malaysia.


Các nhà phân tích trong ngành cho biết các cơ quan quản lý ở Đông Nam Á rất chú trọng đến tính thuyết phục của đề án kinh doanh được tạo ra từ các thương vụ sáp nhập. Ulrich Rathe, nhà phân tích của Ngân hàng đầu tư Jefferies, nhận định sự kết hợp giữa True Corp. và DTAC của Telernor có ý nghĩa chiến lược vì sẽ giúp tạo ra sức mạnh tổng hợp trong một thị trường đã trở nên bão hòa hơn.


Tuy nhiên, một số chuyên gia đặt câu hỏi về tác động của các thương vụ sáp nhập trên đối với tính cạnh tranh và người tiêu dùng vì chúng sẽ khiến số lượng nhà mạng viễn thông trong khu vực ngày càng giảm.


Tại Thái Lan, nơi chính phủ đang ủng phát động đổi mới kỹ thuật số thông qua chiến lược có tên gọi “Thái Lan 4.0”, thương vụ sáp nhập True – DTAC sẽ cắt giảm số lượng các nhà mạng lớn xuống chỉ còn 2.


Somkiat Tangkitvanich, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Thái Lan, nói với Financial Times rằng thương vụ sáp nhập True-DTAC “khiến Thái Lan lùi lại 17 năm trước đây”, khi nước này chỉ có hai nhà khai thác viễn thông chính: DTAC và AIS.


“Nếu thương vụ sáp nhập này được phê duyệt, giá cước viễn thông ở Thái Lan sẽ giảm chậm hơn nhiều và các nhà khai thác viễn thông sẽ không cần phải cạnh tranh nhiều về chất lượng. Thái Lan muốn trở thành Thái Lan 4.0, nhưng để đạt được điều đó, chúng ta cần cạnh tranh để tạo ra cơ sở hạ tầng cần thiết”, Tangkitvanich nói.


Trong khi đó, kế hoạch hợp nhất giữa Indosat Ooredoo và Hutchison 3 Indonesia sẽ khiến số lượng nhà mạng lớn ở Indonesia giảm còn 4. Bộ Truyền thông và Công nghệ thông tin Indonesia đã phê duyệt về mặt nguyên tắc cho thương vụ này.


Nitin Soni, nhà phân tích tại Fitch Ratings, nói: “Các nhà quản lý của Indonesia ủng hộ việc thương vụ sáp nhập này. Giá cước viễn thông ở Indonesia vốn đã thấp, do đó, động thái sáp nhập này không có khả năng ảnh hưởng quá lớn đến người tiêu dùng”.

Tuy nhiên, Soni cho biết, đề xuất sáp nhập mảng viễn thông di động của Telenor và Axiata tại Malaysia có thể phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý.


Thương vụ sáp nhập này sẽ tạo ra một công ty kiểm soát tới một nửa thị trường viễn thông nội địa của Malaysia và cắt giảm số lượng nhà mạng di động lớn xuống còn 3, khiến một số người phân tích suy đoán rằng cơ quan quản lý có thể không phê duyệt nó.


Bài: Theo Saigontimes


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page