top of page

Một mùa hè đầy khó khăn đối với stablecoin cả thị trường tiền điện tử


Đồng stablecoin Tether. Ảnh: News Today

Stablecoin (tiền điện tử mã hóa) – loại tiền điện tử có giá trị liên kết với các tài sản trong thế giới thực như đồng USD – đã giảm xuống mức vốn hóa thị trường thấp nhất trong hơn hai năm, do khối lượng giao dịch giảm và đồng USD yếu đi gây áp lực lên thị trường token. Như vậy, Bitcoin không phải là tài sản duy nhất trải qua đợt sụt giảm cuối mùa hè.


Theo công ty nghiên cứu CCData, trong khi toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử đã phục hồi phần nào từ mức thấp năm 2022, vốn hóa thị trường của lĩnh vực stablecoin sắp giảm 18 tháng liên tiếp. Con số đã giảm gần 1/10, đứng ở mức 124,4 tỷ USD kể từ 14/9.


James Butterfill, trưởng bộ phận nghiên cứu tại CoinShares cho biết, vì stablecoin chủ yếu là những loại tiền có giá trị bằng USD nên khi nhà đầu tư “thèm muốn” stablecoin ắt hẳn sẽ có liên quan đến đồng USD. Năm ngoái, chỉ số đồng USD tăng vọt do tăng lãi suất cũng khiến khối lượng stablecoin gia tăng.


Ảnh minh họa: AFP

Tuy nhiên, không phải tất cả các stablecoin đều đi theo một chiều hướng chung. Tether USD (USDT) – loại tiền ổn định lớn nhất, đang đi ngược lại xu hướng thua lỗ. Tether USD là đồng tiền điện tử do Tether Limited phát hành, được neo giá vào đồng USD.


Theo CoinGecko, trong ba tháng đầu năm, USDT ở mức dưới 80 tỷ, sau đó đạt mức cao nhất mọi thời đại là 83,8 tỷ USD vào tháng 7. Sau khi đạt “đỉnh”, đồng tiền này đã giảm xuống còn khoảng 82,9 tỷ USD.


Paolo Ardoino, giám đốc công nghệ của Tether cho biết giá trị của Tether USD được hỗ trợ bởi độ phổ biến của nó ở một số nơi trên thế giới. “Lý do khiến Tether thu hút người dùng là do toàn bộ các thị trường mới nổi, toàn bộ khu vực Trung Nam Mỹ và Trung Á, về cơ bản đều chạy trên Tether”, ông nói thêm.


Mặc dù chỉ là một phần nhỏ của thị trường tiền điện tử với trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD, stablecoin vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các nhà giao dịch, cho phép họ phòng ngừa rủi ro trước sự tăng giá của các token khác như bitcoin hoặc để lưu trữ tiền nhàn rỗi (idle cash) mà không cần chuyển lại thành tiền pháp định . Một số người đam mê stablecoin xem đồng tiền này như một hình thức thanh toán.


Tuy nhiên, thị trường token đã suy yếu kể từ năm ngoái, sau sự sụp đổ của TerraUSD – stablecoin lớn thứ tư. Sự sụp đổ của này là quân domino đầu tiên trong một loạt thất bại nghiêm trọng sau đó của ngành công nghiệp tiền điện tử.


Vốn hóa thị trường của stablecoin đang bị thu hẹp

Thị trường cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm khoảng 89% của token BUSD được liên kết với đồng USD của Binance. Hồi tháng 2, Bộ Dịch vụ Tài chính New York đã ra lệnh cho nhà phát hành Paxos ngừng đúc token BUSD – vốn từng là stablecoin lớn thứ ba.


Mặc dù Paxos vẫn duy trì hỗ trợ cho BUSD trong ít nhất là đến tháng 2 năm 2024, nhưng người phát ngôn của Binance cho biết công ty đang khuyến khích người dùng giao dịch số dư của họ để lấy các stablecoin khác. Mức vốn hóa thị trường của USD Coin (USDC) – stablecoin lớn thứ hai – giảm hơn 53% so với mức cao nhất mọi thời đại đạt được vào tháng 6 năm ngoái và hiện đang dao động trên 26 tỷ USD.


Cả Tether và USDC đều mất giá so với đồng USD tại một số thời điểm năm ngoái. Cụ thể, Tether mất giá khi TerraUSD sụp đổ vào tháng 5 năm 2022 và USDC mất giá vào tháng 3 khi Ngân hàng Silicon Valley phá sản. Ngân hàng Silicon Valley (SVB) là nơi công ty phát hành mã thông báo Circle Internet Financial nắm giữ 3,3 tỷ USD dự trữ tiền mặt.


Dante Disparte, giám đốc chiến lược và người đứng đầu chính sách toàn cầu tại Circle, cho biết sự thất bại của SVB và nhiều ngân hàng Hoa Kỳ vẫn đang gây ra sự bất ổn trên thị trường. Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng tăng trưởng không phải là thước đo thành công duy nhất của công ty.


Giang Nguyễn (Theo Reuters)

ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page