top of page

Korean Air tăng cường hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại đang phục hồi tại châu Á


Ảnh minh họa: Greek Travel Pages

Trong giai đoạn nửa cuối năm 2023, khi nỗi ám ảnh về đại dịch Covid qua đi, thì ngành du lịch toàn cầu đang dần sôi động trở lại, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng không phải ngoại lệ. Bắt nhịp với xu thế phục hồi trên, nhiều hãng hàng không, mà nổi bật trong số đó là Korean Air đến từ Hàn Quốc, đã đẩy mạnh hoạt động trên phạm vi quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng.


Nhật Bản kỳ vọng du lịch mạo hiểm sẽ trở thành điểm thu hút khách quốc tế mới


Du lịch mạo hiểm có thể là xu hướng lớn tiếp theo thu hút du khách đến Nhật Bản nếu nỗ lực từ cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân thu được kết quả khả quan.


Những chuyến tham quan có hướng dẫn viên dành cho các nhóm nhỏ này đem đến sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ hoạt động thể chất đến tiếp xúc với thiên nhiên và trao đổi văn hóa.


Chúng đang trở nên ngày càng phổ biến đối với những người có thu nhập cao từ Châu u, Bắc Mỹ và Úc như một hình thức du lịch bền vững, với mục đích tác động đến các khía cạnh môi trường và văn hóa ít nhất có thể.


Và để thúc đẩy sự phát triển của loại hình này, Hội nghị Thượng đỉnh Du lịch Mạo hiểm Thế giới được tổ chức tại Hokkaido từ ngày 11 đến ngày 14 tháng 9 vừa qua đã thu hút các quan chức chính phủ và đại lý du lịch từ 64 quốc gia và khu vực tham dự. Ngoài ra còn có các chuyến tham quan kéo dài một ngày bao gồm 31 khóa học du lịch mạo hiểm ở Hokkaido với tổng cộng 600 người tham gia.


Các tín hiệu và thay đổi tích cực trong ngành du lịch tại các quốc gia châu Á

Airbus gia nhập tổ chức “ATC FOR SKY” của Nhật Bản


Toàn bộ các doanh nghiệp tham gia vào tổ chức ACT FOR SKY. Ảnh: Travel Daily Media

Airbus đã trở thành thành viên chính thức của “ACT FOR SKY”, một tổ chức tình nguyện hoạt động nhằm thương mại hóa, thúc đẩy và mở rộng việc sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được sản xuất tại nội địa Nhật Bản. Airbus sẽ hỗ trợ các đối tác của ACT FOR SKY bằng cách cung cấp thông tin kỹ thuật và hợp tác trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ liên quan đến SAF.


Airbus đã cùng thực hiện chuyến bay đầu tiên sử dụng SAF tại Nhật với hãng hàng không địa phương Nakanihon Air tại Sân bay Nagoya vào giữa năm 2022. Dựa trên nỗ lực này, Airbus cũng đã sử dụng SAF sản xuất nội địa cho các chuyến bay thử nghiệm được thực hiện tại Sân bay Kobe của Airbus Helicopters Nhật Bản.


Công ty cũng sẽ vận chuyển máy bay trực thăng hoặc các bộ phận máy bay lớn thuộc model Airbus Beluga (vận hành bằng SAF). Bằng việc tham gia ACT FOR SKY, Airbus dự định tăng cường hỗ trợ việc thiết lập chuỗi cung ứng SAF linh hoạt tại Nhật Bản.


Lượng du khách quốc tế đến Campuchia tăng vọt trong năm 2023


Bộ Du lịch Campuchia vừa báo cáo lượng khách du lịch nước ngoài đến quốc gia này tăng vọt trong 8 tháng đầu năm 2023. Con số cụ thể được ghi nhận ở mức hơn 3,5 triệu lượt khách, tăng 250,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, có đến 84,7% trong số này đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương.


Bất chấp tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng, con số hiện tại vẫn thấp hơn 19,7% so với tổng lượng khách du lịch trong năm 2019. Khi phân tích số liệu năm 2023, du khách châu u và Mỹ lần lượt chiếm 10,4 và 4,6% tổng lượng khách đến, tương đương 288,1% và 210,5% mức tăng tương ứng.


Thái Lan đứng đầu bảng xếp hạng thị trường gửi khách đến Campuchia với 1.186.999 lượt khách. Tiếp theo là Việt Nam, Trung Quốc và Lào lần lượt ở mức 641.758, 364.844 và 212.984 lượt khách.


Thiem Thuong, Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên Du lịch Trung Quốc - Campuchia (CCTGA), cho biết rằng mặc dù cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra hiện không cản trở ngành du lịch nhưng lượng khách nước ngoài đến Siem Reap vẫn chưa thể phục hồi về mức trước năm 2020. Hiện nay, phần lớn người đến thăm các địa điểm truyền thống của Siem Reap là du khách trong nước.


Du lịch Việt vượt chỉ tiêu khách quốc tế chỉ sau 9 tháng đầu năm


Hạ Long Bay, Quảng Ninh. Ảnh: vietnamnet

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt khoảng 8,9 triệu lượt, tăng gấp 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2022.


Trong đó, chỉ riêng tháng 9 đã có đến hơn 1 triệu lượt khách đến nước ta, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp du lịch Việt Nam đón trên 1 triệu khách quốc tế.


Xét về quy mô thị trường, Hàn Quốc tiếp tục là quốc gia có lượng khách tới Việt Nam lớn nhất trong 9 tháng đầu năm với gần 2,6 triệu lượt (chiếm 29% tổng lượng khách quốc tế). Thị trường Trung Quốc đã vượt mốc 1 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2; Đài Loan vượt qua Mỹ lên vị trí thứ 3 với khoảng 575.000 lượt; Mỹ xếp thứ 4 với khoảng 548.000 lượt; Nhật Bản đứng vị trí thứ 5 với khoảng 414.000 lượt.


Và khi mùa cao điểm du lịch quốc tế vào cuối năm đang đến gần, đi cùng với đó là lợi thế từ chính sách miễn thị thực và cấp thị thực điện tử mới có hiệu lực từ 15/8, lưu lượng du khách quốc tế đến với nước ta được kỳ vọng sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.


Korean Air mở rộng hoạt động, đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường

Korean Air sẽ mở rộng hoạt động trong mùa đông để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng bằng cách mở lại các dịch vụ và tăng cường các chuyến bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Hãng cũng sẽ triển khai đường bay mới đến Phú Quốc, Việt Nam vào ngày 26/11.


Công suất chỗ ngồi của Korean Air (được đo bằng Số km chỗ ngồi sẵn có hoặc ASK) đã phục hồi lại ở mức khoảng 85% so với thời trước đại dịch vào tháng 9 và dự kiến sẽ phục hồi lên hơn 90% khi triển khai lịch bay mùa đông.


Mở đường bay mới đến Phú Quốc, Việt Nam


Korean Air sẽ ra mắt đường bay hàng ngày mới đến Phú Quốc, Việt Nam vào ngày 26 tháng 11. Dự kiến, chuyến bay hàng ngày khởi hành từ Seoul lúc 15h45 và đến Phú Quốc lúc 19h50. Chiều ngược lại rời Phú Quốc lúc 21h20 và đến Seoul lúc 4h50 sáng hôm sau.


Phú Quốc, nằm ở cực Tây của miền Nam Việt Nam, được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với những bãi biển cát trắng hoang sơ và những khu rừng thường xanh. Từ các hoạt động vui chơi biển, tham quan công viên quốc gia đến du lịch nghỉ dưỡng, hòn đảo này là điểm đến lý tưởng cho những người tìm kiếm ánh nắng quanh năm. Tháng 11 được coi là thời điểm tốt nhất để ghé thăm Phú Quốc khi mùa khô bắt đầu.


Tàu bay Airbus A321neo thế hệ mới đã chính thức được đưa vào vận hành trên chặng bay Seoul Incheon-TP.HCM từ 1/5/2023. Ảnh: VnEconomy

Nối lại đường bay đến các thành phố ở Trung Quốc và Nhật Bản


Sau gần 4 năm gián đoạn, Korean Air sẽ lần lượt nối lại các chuyến bay đến ba thành phố ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tiến độ phục hồi mạng lưới ở Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang tỏ ra tương đối chậm hơn so với các khu vực khác.


Đối với Trung Quốc, các tuyến Busan-Thượng Hải và Seoul Incheon-Hạ Môn sẽ hoạt động hàng ngày và Seoul Incheon-Côn Minh là 4 chuyến một tuần. Korean Air sẽ chủ động tăng cường công suất bay tới Trung Quốc để đáp ứng số lượng du khách Trung Quốc ngày càng tăng, đặc biệt sau khi Trung Quốc nối lại các chuyến du lịch theo nhóm từ tháng 8 tới 78 quốc gia bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.


Từ cuối tháng 10, hãng sẽ nối lại các đường bay từ Seoul Incheon đến Kagoshima, Niigata và Okama với công suất 3 chuyến/tuần. Việc nối lại sẽ mang đến sự đa dạng về lịch trình và các lựa chọn cho những ai muốn khám phá nhiều điểm đến độc đáo mà các thành phố nhỏ hơn của Nhật Bản.


Tăng tần suất các chuyến bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Bắc Mỹ


Korean Air sẽ mở rộng năng lực mạng lưới tại Trung Quốc bằng cách tăng tần suất tuyến Seoul Incheon-Bắc Kinh lên 18 chuyến một tuần; Jeju-Bắc Kinh và Seoul Incheon-Vũ Hán tăng từ 3 chuyến/tuần thành 4 chuyến/tuần; Seoul Incheon-Thâm Quyến và Seoul-Tây An chuyển sang khai thác 1 chuyến/ngày thay vì 4 chuyến/tuần như trước đây; và Seoul Incheon-Hồng Kông tăng từ 2 chuyến/tuần thành 4 chuyến/tuần.


Korean Air sẽ tăng tần suất trên các tuyến Seoul Incheon-Osaka và Seoul Incheon-Fukuoka tăng từ 3 lên 4 chuyến/ngày; và trên tuyến Seoul-Tokyo Narita cũng tăng từ 2 lên 4 chuyến/ngày. Hãng cũng sẽ mở rộng các dịch vụ trên tuyến Seoul Incheon-Nagoya để khai thác 17 chuyến/tuần từ mức 2 chuyến/ngày cho đến ngày 27 tháng 12.


Tại khu vực Đông Nam Á, hãng sẽ tăng tần suất các chuyến bay trên đường bay Seoul-Bangkok từ 3 lên 5 chuyến mỗi ngày; tuyến đường Seoul-Manila tăng từ 2 lên 3 chuyến mỗi ngày; và các tuyến Seoul Incheon-Delhi và Seoul Incheon-Kathmandu từ 3 đến 4 chuyến một tuần. Tần suất tuyến bay Incheon-Chiang Mai sẽ tăng từ 1 chuyến/ngày lên 2 chuyến/ngày cho đến ngày 2 tháng 3 năm sau.


Tần suất trên các tuyến Seoul Incheon-Auckland và Seoul Incheon-Brisbane sẽ tăng từ 5 chuyến/tuần lên 1 chuyến/ngày từ ngày 10 tháng 11 đến ngày 18 tháng 3 năm sau. Tần suất tuyến Seoul-Las Vegas cũng sẽ tăng từ 4 chuyến/tuần lên 5 chuyến/tuần.


Về Korean Air
Với hơn 50 năm kinh nghiệm hoạt động trên phạm vi quốc tế, Korean Air là một trong 20 hãng hàng không hàng đầu thế giới, đón nhận hơn 27 triệu hành khách vào năm 2019. Với trụ sở được đặt tại Sân bay Quốc tế Incheon (ICN), hãng hàng không này sở hữu một hệ thống đường bay kết nối tới 120 thành phố ở 43 quốc gia trên năm châu lục với đội bay hiện đại gồm 156 máy bay và hơn 20.000 nhân viên chuyên nghiệp.
Hiệu suất vượtj trội và chất lượng chuẩn mực của Korean Air trong việc đảm bảo an toàn chuyến bay cùng dịch vu khách hàng đã được công nhận rộng rãi. Hãng hàng không này đã được trao nhiều giải thưởng bao gồm chứng nhận hãng hàng không 5 sao từ Skytrax cũng như các giải thưởng Hãng hàng không của năm và Nhà khai thác hàng hóa của năm được bình chọn bởi Air Transport World.
Korean Air là thành viên sáng lập của liên minh hàng không SkyTeam, và đã phát triển thành một trong những hãng hàng không xuyên Thái Bình Dương lớn nhất thông qua liên doanh với Delta Air Lines.

Bài: Navigator Media

ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page