top of page

Katsushika Hokusai - "Những bài học vẽ nhanh trong việc vẽ đơn giản"


Danh họa Katsushika Hokusai được biết đến nhiều với tác phẩm biểu tượng Great Wave off Kanagawa (Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa). Ông cũng là bậc thầy trong việc cảm nhận ngôn từ.



Tựa đề những tập sách được dịch ra là "Những bài học vẽ nhanh trong việc vẽ đơn giản" (Quick Lessons in Simplified Drawing). Mỗi tập là một cuốn sách, trong bài viết này, tôi chỉ chọn một vài để minh hoạ.


Những cuốn sách này minh chứng khá rõ nét về cách dạy vẽ ngày nay! Nếu bạn đã từng học bất kỳ lớp vẽ cơ bản nào, bạn có thể được yêu cầu vẽ một khối cầu, một khối lập phương và một hình nón. Đó là một bài tập vẽ mà nhiều khóa học vẽ thường bắt đầu như vậy. Bài tập vẽ này giúp ta biến thứ mình nhìn thấy và chia chúng ra thành những hình dạng hình học cơ bản này.


Một ngày nọ, tôi hoàn toàn bối rối khi một người phụ nữ nói với tôi rằng cô ấy đã cố gắng tham gia một lớp học, nhưng tất cả những gì cô ấy học được là cách vẽ một khối lập phương, một khối cầu và một hình nón. Tuy nhiên, cô ấy không hiểu rằng chúng ta có thể sẽ cảm nhận được rõ hơn những thứ chúng ta nhìn thấy, nếu chúng ta nhìn chúng như những hình dạng cơ bản, sau đó cố gắng vẽ chúng.


Tập I




Trong tập I, Hokusai đã chia nhỏ mỗi chủ đề thành các dạng hình học đơn giản. Sau đó, yêu cầu các họ trò của mình “hãy tìm ra hình dáng của vật thể”/ “tìm cách sắp xếp bố cục các hình dạng này để thấy thuận mắt” (chính ông ấy đã sáng tác ra những họa tiết như một bậc thầy về bố cục),



Tập II


Tập này sẽ hơi khác so với cuốn đầu tiên, nó là thứ mà chúng ta thường gọi là sự kết hợp giữa vẽ "đường viền" và "cử chỉ", tổng hoà của hai loại kỹ thuật vẽ.



Thông thường, một lớp học vẽ cử chỉ thường bắt đầu với một người mẫu thực hiện một số tư thế trong 30 giây, sau đó là 1 tư thế trong 2 phút, sau đó là 1 tư thế trong 5 phút, v.v. Một số giáo viên sử dụng các hình vẽ cử chỉ động tác để khởi động cho tiết học vì bài tập là một cách tuyệt vời để tập trung tâm trí vào việc vẽ. Ý nghĩa của bài tập này là tìm ra cử chỉ hoặc hành động quan trọng nào đó của vật thể. Chúng trở thành một biểu hiện của chuyển động và được phác thảo một cách nhanh chóng.



Mặt khác, vẽ đường viền đi nét được thực hiện rất chậm và bao gồm việc vẽ đường viền của chủ thể hoặc đối tượng nào đó. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng cách được dạy ở nhiều trường là sử dụng cách vẽ "đường viền mù" (blind contour), một kỹ thuật để dạy vẽ. Với cách vẽ "đường viền mù", bạn có một thứ gì đó đặt trước mặt và bạn được yêu cầu vẽ nó bằng cách đặt bút lên giấy và lần theo dấu vết xung quanh đối tượng đó bằng cách KHÔNG nhìn vào trang giấy. Việc này rất khó thực hiện và cách duy nhất tôi có thể xoay sở là tưởng tượng mình đang chạm vào cạnh của vật thể và dùng bút cảm nhận cạnh vật thể đó chậm rãi. Một số sinh viên ghét bài tập này. Mọi người đều tạo ra một bức vẽ trông kỳ quặc và không theo tỷ lệ. Nhưng đó không phải là vấn đề của bài tập này.



Một góc nhìn khác của việc vẽ đường viền mù là huấn luyện cho não để vẽ những gì bạn nhìn thấy, chứ không phải những gì bạn nghĩ rằng bạn nhìn thấy.


Để nhận thấy những gì thực sự ở đó, hãy thực hiện bài tập này đủ; đến một lúc nào đó, khi bạn cần vẽ một điều gì đó, não bạn sẽ tự động hình dung chúng, và bạn có thể nhìn cả thế giới xung quanh mình dưới dạng 2D - hay nói cách khác, chính bài tập này đã dạy cho não bộ của bạn diễn giải tất cả thông tin 3D trong thế giới thực này thành hình trên một mặt phẳng.


Điều đó sẽ không xảy ra nếu bạn không luyện tập và tập trung khi thực hiện, nó cũng sẽ không xảy ra nếu bạn cố gắng vẽ từ các bức ảnh vì các bức ảnh đã thực hiện việc chuyển đổi sang mặt phẳng 2D cho bạn rồi.


Mọi người thường sử dụng kết hợp giữa vẽ đường thẳng liên tục (phác thảo nét) và vẽ đường viền khi họ nhìn xuống trang khi vẽ. Đây được gọi là cách vẽ theo đường viền đã sửa đổi vì nó là một dạng cải tiến của bài tập vẽ đường viền mù. Hình thức vẽ này có thể rất biểu cảm, đặc biệt khi bạn thay đổi mức độ đậm nhạt và chất lượng của đường nét.


Nếu bạn nhìn vào các bức vẽ trong tập II, Hokusai vẫn đang tham khảo các hình dạng chính của vật thể, nhưng trong lúc làm như vậy, ông cũng đang kết hợp vẽ theo cử chỉ và vẽ đường viền. Điều này thực sự tuyệt vời. Tôi thực sự phải nghiên cứu bộ sách này nhiều hơn nữa!


Tập III



Tập III là một loạt các biểu đồ tuyệt vời ghi lại chi tiết từng nét vẽ. Chúng tương tự như một cuốn tutorial hướng dẫn từng bước một. Một số người sẽ nói những biểu đồ này là công thức - nhưng đây là cách học từng bước một (step-by-step) từ một bậc thầy!


Tạm thời, hãy tránh xa YouTube và xem kỹ những gì Hokusai đang cố gắng cho chúng ta xem. Toàn bộ tập III này xoay quanh việc tạo dấu ấn, hình dạng bằng bút lông và bút mực. Mỗi dấu đều dùng rất ít mực, nhưng lại vô cùng có hồn, siêu thực và gợi hình.



Tôi đã được dạy rằng với mỗi lần mua một chất liệu mới, hãy khám phá ra các cách sáng tạo bằng việc sử dụng chúng.


Tập này là một minh chứng trực quan cho bạn thấy lý do vì sao bạn sẽ muốn làm theo lời khuyên đó. Tôi biết khi tôi mua họa cụ mới, tôi bắt đầu sử dụng ngay và tôi không cho mình thời gian để khám phá mà chỉ phác thảo mọi thứ với cây bút mới, bút chì, bút lông, v.v.


Có rất nhiều điều để học từ ba tập sách này của Hokusai. Đối với bất kỳ ai quan tâm đến vẽ, điều này rất đáng để bạn thử nghiệm và luyện tập trong khoảng một hoặc hai tháng. Hãy ngồi xuống và nghiên cứu từng tập, sử dụng những kiến thức trong tập sách này để cải thiện kỹ năng vẽ của bạn. Tôi không đề xuất việc thực hành này như một cách sao chép phiến diện, mà là để phân tích những gì Hokusai đã làm. Tôi chắc chắn rằng “Quick Lessons in Simplified Drawing” sẽ rất hữu ích cho bạn - và nó không quá "nhanh" như tên gọi của nó.






Bài: Dẫn từ Fashionnet - Dịch giả: Chip Phan

ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page