top of page

Hàng loạt đợt sa thải nối tiếp nhau, các Big Tech thực sự đã trở nên già cỗi?

Khi Google công bố kết quả hoạt động trong vài tuần tới, rất có thể gã khổng lồ công nghệ này sẽ thông báo rằng họ đã kiếm được hàng chục tỷ đô la lợi nhuận vào năm ngoái. Vào tuần trước, Google cho biết rằng họ đang trải qua một làn sóng sa thải nhân viên. Điều này diễn ra sau đợt cắt giảm lớn mà công ty đã thực hiện vào năm ngoái, mặc dù năm nay quy mô cắt giảm nhỏ hơn nhiều.

Vậy, chính xác thì chuyện gì đang xảy ra?


Giám đốc điều hành Google, Sundar Pichai đã nói với các nhân viên rằng ông đang thực hiện những đợt cắt giảm gần đây nhất để giải phóng tài nguyên nhằm thực hiện các khoản đầu tư mới và vì ông muốn đơn giản hóa quy trình và tăng tốc ở một số khu vực.”


Tất cả những điều đó có thể đúng, nhưng dù sao đó cũng là lời nói của một CEO. Một phiên bản ngắn gọn, đơn giản hơn của tuyên bố trên có thể trông như thế này: “Chúng tôi thực sự là một công ty lớn kiếm được nhiều tiền và Phố Wall muốn chúng tôi kiếm nhiều tiền hơn. Việc sa thải là một phần trong quá trình đó.”


Và nếu điều đó đang xảy ra tại Google – một công ty trị giá gần hai nghìn tỷ đô la – bạn cũng có thể mong đợi điều đó xảy ra ở các công ty Big Tech khác. Lấy Amazon làm ví dụ, công ty cũng đã thực hiện những đợt cắt giảm lớn vào năm ngoái và đã trải qua một đợt cắt giảm khác nhỏ hơn trong tháng này. Meta cũng làm điều tương tự: hai đợt cắt giảm lớn vào năm ngoái (và một đợt cắt giảm khác vào năm trước đó) và một đợt cắt giảm nhỏ hơn trong tháng này.

Và rất có khả năng điều này có thể trở thành điều bình thường mới.

Đây là hai lý do cho việc đó:

Chúng ta đang sống trong một thế giới hậu ZIP

Sự bùng nổ công nghệ kéo dài xảy ra cùng lúc với thời kỳ lãi suất thấp/không lãi suất kéo dài. Và cả hai có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Giờ đây, chúng ta đã bước ra khỏi kỷ nguyên chính sách lãi suất bằng 0, các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến lợi nhuận hơn là tăng trưởng. Điều này đang ảnh hưởng đến mọi bộ phận của ngành công nghệ, từ các công ty khởi nghiệp đến các công ty đại chúng lớn nhất.


Nếu bạn là một công ty nhỏ và/hoặc không có lợi nhuận, bạn sẽ gặp rắc rối thực sự vì sẽ khó có được nhiều tiền hơn để duy trì hoạt động. Nhưng ngay cả những công ty khổng lồ kiếm tiền như Google và Meta cũng đang chịu áp lực phải cho Phố Wall thấy rằng họ có thể giữ nguyên tỷ suất lợi nhuận của mình, đặc biệt nếu họ cũng đang đầu tư cả núi tiền vào các dự án như AI. Điều này dẫn đến luận điểm thứ hai:


Big Tech đã trở nên quá to lớn và trở nên già nua

Trong một thời gian dài, những ngôi sao sáng nhất của Thung lũng Silicon đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhưng thời kỳ đó đã kết thúc và giờ đây tất cả họ đều đã bước vào tuổi trung niên: chẳng hạn, Google được hỗ trợ bởi hoạt động kinh doanh quảng cáo trên trình duyệt tìm kiếm mà họ đã tạo ra cách đây hơn hai thập kỷ. YouTube, nguồn thu lớn nhất tiếp theo của họ, bắt đầu hoạt động từ năm 2005.


Tất cả các công ty công nghệ hàng đầu đều muốn có thứ gì đó thật hào nhoáng và mới mẻ để khoe với các nhà đầu tư – một câu chuyện tăng trưởng khác. Nhưng khi bạn có kích thước như vậy thì rất khó để thúc đẩy mọi thứ nhanh hơn nữa.


Có thể đó sẽ là sự bùng nổ của AI, mặc dù sự nhiệt tình mà chúng ta thấy năm ngoái đối với công nghệ đó đã giảm bớt.


Nhưng trong mọi trường hợp: một khi thiếu đi các sản phẩm thực sự đột phá, Big Tech sẽ trông giống như bất kỳ ngành công nghiệp lớn, lâu đời nào khác – một ngành sa thải công nhân định kỳ.


Bài: Hiếu Võ – Theo Business Insider

Comments


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page