top of page

Chủ tịch ICHAM: “Tiềm năng phát triển kinh tế giữa Italia và Việt Nam còn rất lớn"

Chủ tịch Michele D’Ercole của Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM), từ khi nhậm chức đã đẩy mạnh việc hợp tác giữa Italia và Việt Nam thông qua hàng loạt các hoạt động thương mại, dịch vụ doanh nghiệp và tổ chức sự kiện. Gần đây ông còn là gương mặt nổi bật trong rất nhiều hoạt động như nằm trong ban chỉ đạo cuộc họp B2B, hội nghị, sự kiện giữa song phương. Đặc biệt ông còn giúp cải thiện sự hợp tác giữa Eurocham với Đại sứ quán Ý tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội, cũng như kết nối với Các Phòng Thương mại Ý khác trong khu vực ASEAN. Navigator vừa có cuộc trò chuyện cùng ông xoay quanh tiềm năng hợp tác giữa hai quốc gia.



Theo Navigator được biết, Viện thương mại Ý có vai trò như một chiếc cầu nối để tạo điều kiện hợp tác cho các doanh nghiệp, công ty của nước Ý và Việt Nam. Ông nghĩ gì về mối liên hệ giữa hai thị trường Ý và Việt?


Viện Thương mại Ý tại Việt Nam là một trong những đối tượng chính trong công cuộc phát triển mối quan hệ thương mại giữa Ý và Việt Nam, và giúp phát triển mậu dịch song phương giữa hai nước. Trong hai năm qua, tình hình hoạt động giữa hai nước đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thương mại song phương vào năm 2019 đạt trên 5 tỷ USD và tiềm năng tăng trưởng thương mại của đôi bên vẫn còn nhiều.



Mối tương quan giữa 2 nền kinh tế trong thị trường Ý và thị trường Việt Nam rất quan trọng, trên thực tế, 2 nền kinh tế của 2 thị trường đã phát triển bền vững trong nhiều năm qua. Ý là một trong những đối tác ở châu Âu quan trọng nhất đối với Việt Nam trong hợp tác thương mại song phương. Hai nền kinh tế bổ sung cho nhau bởi nhiều sản phẩm từ thị trường Ý có thể đáp ứng nhu cầu thị trường Việt Nam một cách hoàn hảo với những sản phẩm như máy móc, dược phẩm, thực phẩm, đồ nội thất, da, nông nghiệp thông minh, giáo dục, năng lượng tái tạo, dịch vụ kỹ thuật số và hóa chất, ngoài ra còn có những sản phẩm khác. Chẳng hạn như sản phẩm về máy móc đang bán trên thị trường Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng, trong khi mặt hàng này Ý đang đủ sức để có thể tăng cường xuất khẩu thêm sang Việt Nam.


Tại sao ông lại quyết định trở thành doanh nhân mang lại sự liên kết giữa thị trường Ý và Việt Nam thay vì những quốc gia khác?

Tôi đến Việt Nam vài năm trước vì tính chất công việc. Sau đó, khi đã nhìn nhận được cơ hội và tiềm năng lớn trong thị trường Việt Nam, tôi quyết định cống hiến năng lực của mình trong công cuộc vững mạnh thêm mối quan hệ giữa song phương. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song tôi tin rằng mọi khó khăn sẽ chẳng là gì khi ta đạt được những kết quả tốt.



Ông đánh giá thế nào về tiềm năng hợp tác giữa các công ty, doanh nghiệp của Việt Nam và Ý?

Hợp tác giữa các tập đoàn Việt Nam và Ý có tiềm năng lớn trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đang trong đà phát triển, chẳng hạn Việt Nam cần phải nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của mình, đặc biệt trong tính bền vững và mẫu mã của sản phẩm. Trong khi nước Ý vượt trội ở các ngành Kinh tế có yếu tố Tuần hoàn nhờ dây chuyền sản xuất có tỷ lệ tái chế rác thải cao nhất châu Âu. Nhà điều hành tư nhân lớn nhất thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là người Ý. Với hơn 430.000 công ty Ý trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã đầu tư vào công nghệ và sản phẩm xanh từ năm 2015 đến năm 2019, các sản phẩm sản xuất tại nước Ý đang ngày càng trở nên thân thiện với môi trường.


Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Oxford, Ý đứng thứ hai trên thế giới về Chỉ số Phức hợp Xanh. Nước Ý tại châu Âu đang sở hữu số lượng công ty thiết kế cao nhất với 15,5% tổng số công ty của Châu Âu. Nhìn chung tư duy thiết kế của Ý độc đáo, và mọi thương hiệu được làm ở đây đều mang phong cách duy mỹ riêng. Trong ngành công nghiệp du thuyền, “ngôn ngữ thiết kế Ý” cũng được Worldwide Yachting sử dụng; Ý dẫn đầu về cán cân thương mại, với hơn 2 tỷ đô la. Ngành công nghiệp đồ nội thất bằng gỗ của Ý đang trở thành nền công nghiệp đầu tiên ở Châu Âu trong mảng xuất khẩu và kinh tế tuần hoàn. Nông nghiệp Ý phát triển bền vững nhất châu Âu. Với sự tăng trưởng trong xuất khẩu ngày càng cao, Ý vẫn là quốc gia sản xuất dược phẩm hàng đầu ở châu Âu. Quốc gia này còn đang có tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực truyền thống như thời trang, nông sản và ô tô. Các lĩnh vực trên hiện Ý đều đã dẫn đầu và đang hoàn toàn có thể tiến tới hỗ trợ hợp tác với các công ty Việt Nam, giúp Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao tính cạnh tranh trong các khối ngành này.


Ông đã đảm nhiệm vị trí quản lý trong vô số lĩnh vực trong 25 năm ở nước Ý và các công ty đa quốc gia, nhưng điều thu hút sự chú ý của mọi người là quyết định của ông lại là đặt chân và phát triển tại nước Việt Nam, nói cách khác, vậy ông muốn chia sẻ quan điểm gì khi nói Việt Nam như một “đất nước tươi đẹp, nơi các giấc mơ có thể trở thành hiện thực cùng với nhiều cơ hội kinh doanh và con người Việt Nam đầy hiếu khách”.

Sau nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại nhiều nơi trên thế giới, tôi đã chọn Việt Nam. Một đất nước xinh đẹp có dân số trẻ, nhiều cảnh đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, hiếu khách và nhiều cơ hội phát triển. Nhìn chung giữa Ý và Việt Nam có nét tương đồng trong văn hóa, quan niệm về cuộc sống gia đình, truyền thống ẩm thực và môi trường thân thiện. Nếu ta quan sát sẽ thấy thị trường Việt Nam có rất nhiều cơ hội kinh doanh nhờ cơ sở hạ tầng du lịch giá rẻ và đó có thể mang lại cơ hội để thúc đẩy và phát triển ngành du lịch cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng. Việt Nam có khu vực địa lý nằm giữa các nước Đông Nam Á, vì vậy Việt Nam có thể trở thành trung tâm hoàn hảo cho nhiều ngành công nghiệp hướng đến thị trường Châu Á. Vì vậy, tất cả những dự án này đều có thể trở thành hiện thực và giúp ích cho sự nghiệp hiện đại hóa của Việt Nam !!


Vì sao ông lại quyết định phát triển các ngành ở các lĩnh vực khác nhau như thời trang, nội thất, thực phẩm và sau đó, ông còn mở rộng thêm lĩnh vực của mình vào các ngành như may mặc, giày dép, năng lượng sạch, có thể tái tạo và sản phẩm bền vững thân thiện với môi trường?

Lý do tôi cố gắng phát triển ở nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau rất đơn giản, vì Ý có truyền thống lịch sử, tầng lớp công nghiệp, do đó Ý có rất nhiều công ty với những sản phẩm và chất lượng tuyệt vời trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau; từ thời trang, thực phẩm và nội thất đến các sản phẩm xanh và bền vững sinh thái. Tại nước Ý, tôi lớn lên cùng với sự phát triển văn hóa, truyền thống lịch sử, sự sáng tạo, công nghệ thủ công, tất cả những thứ ấy đều có điểm tương đồng với những ngành và lĩnh vực tôi phát triển. Mong muốn theo đuổi chất lượng trong sản phẩm luôn thúc đẩy tôi phát triển các lĩnh vực khác nhau, và tăng cường chất lượng cũng đồng nghĩa với việc cung cấp dịch vụ hoàn hảo để đáp ứng tốt hơn sự hài lòng của khách hàng tiêu thụ cuối cùng. Các tiêu chuẩn chất lượng về sản phẩm chúng tôi theo đuổi cũng có thể áp dụng với nhiều ngành hàng và lĩnh vực khác.


Chúng tôi muốn biết thêm các tiêu chí nào ông đặt ra khi có công ty có mong muốn được cơ hội hợp tác với Viện thương mại Ý?


Phòng Thương mại Ý chuyên cung cấp dịch vụ tổ chức các cuộc họp B2B, nghiên cứu các đối tác tiềm năng, dịch vụ follow-up với khách. Dịch vụ được cung cấp còn là tổ chức các cuộc hội thảo về các chủ đề cụ thể như quảng bá về kỹ thuật công nghệ hoặc sản phẩm của Ý cho các lĩnh vực cụ thể. Khi chúng tôi nhận được một số yêu cầu từ một công ty Việt Nam có ý định hợp tác với công ty Ý, trước hết, Phòng Thương mại Ý sẽ xem xét việc công ty Việt Nam muốn thực hiện việc bán hay mua từ công ty Ý hay họ muốn thành lập một liên doanh. Mặc dù các công ty Việt Nam hiện đã có các quy chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn bán hàng hay tiêu chuẩn dịch vụ khá cao, song khi bán hàng sang Ý, việc tham khảo các tiêu chuẩn châu Âu là rất quan trọng. Các công ty Việt Nam một đối tác phù hợp và đạt được đối tượng của họ, chúng tôi có thể hỗ trợ họ trong việc cải thiện tiêu chuẩn đánh giá cũng như chất lượng sản phẩm…tìm được đối tác phù hợp và giúp họ đạt được mục tiêu


Khi ông triển khai và thực hiện dự án, chẳng hạn như dự án cổ phần, ông sẽ sử dụng nguồn vốn như thế nào?

Việc sử dụng nguồn vốn hợp lý thực sự phụ thuộc vào dự án mà các công ty muốn triển khai. Ví dụ, nếu xét về các khoản đầu tư, chúng ta nên xem xét loại chiến lược mà một công ty muốn thực hiện, cụ thể như xem xét các yếu tố về thời gian, ngân sách và nhu cầu. Trong một dự án, giao tiếp và chia sẻ tầm như chìa khóa dẫn đến thành công và quản lý quỹ đúng cách. Tất nhiên khả năng hoàn vốn của khoản đầu tư trong thời gian ngắn nhất có thể sẽ luôn bắt buộc phải được cam kết và đảm bảo. Điều quan trọng nhất sẽ nằm ở sự hài lòng giữa các bên đầu tư cùng tham gia dự án. Để quản lý thành công một dự án cổ phần, ta phải đặt ra mục tiêu rõ ràng, sau đó là điều hành dự án bằng sự sáng tạo, ngay cả khi xảy ra các tình huống bất ngờ, thì sự linh hoạt, sáng tạo, và đổi mới cũng rất cần thiết.

Tính khả thi của dự án phụ thuộc vào tầm nhìn rõ ràng về các mục tiêu và từ quyết tâm cao độ.


Ông có những kỳ vọng hoặc tầm nhìn tương lai như thế nào về lĩnh vực kinh tế và thương mại của Việt Nam?

Khi nghĩ về năm 2020 và 2021, tôi nhớ lại việc phải đối mặt với những thách thức và cách chúng tôi đã kiên trì vượt qua những thách thức đó, kể cả trong cuộc sống lẫn công việc.


Đại dịch không chỉ tác động đến nền kinh tế Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế chung trên thế giới. Tôi dự đoán thấy những dự báo rất khả quan cho nền kinh tế Việt Nam trong tương lai. Có rất nhiều khía cạnh để tăng trưởng trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, cảng biển và đường cao tốc, dịch vụ tài chính, hậu cần, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, bền vững sinh thái, đổi mới kỹ thuật số, thương mại điện tử và du lịch. Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhờ dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, chi phí lao động thấp, tăng trưởng kinh tế ổn định, quản lý ổn định, chặt chẽ của Nhà nước và môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn hơn. Hơn nữa, Việt Nam đang trở thành “Con hổ châu Á” (Asian Tiger) mới của thế giới khi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Các hiệp định như EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu Việt Nam) sẽ tiếp tục cải thiện các cơ hội vốn đã rất ấn tượng trong thị trường Việt Nam và các hiệp định đó cũng sẽ củng cố vị thế của Việt Nam qua việc loại bỏ gần như tất cả các rào cản thương mại với châu Âu và Việt Nam, có thể khiến sức mua của khách hàng tiềm năng tăng mạnh.


Việt Nam mang đến cho các nhà đầu tư một cái nhìn triển vọng kinh tế tốt, cùng với nhiều lợi ích cho việc phát triển công nghiệp và công nghệ cao. Bên cạnh đó đất nước này cũng sở hữu lực lượng lao động nằm ở nhóm tuổi cạnh tranh lý tưởng luôn có sẵn và việc đào tạo và phát triển năng lực của lao động cũng đang dần được chú trọng…


Trong số 14 hiệp định FTA có hiệu lực, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam (EVFTA). Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là 03 Hiệp định FTA thế hệ mới có những cam kết toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại. Điều này giúp mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và mang lại lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.


Thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng mạnh, cụ thể từ 15 tỷ USD vào năm 2001 đã lên đến gần 100 tỷ USD vào năm 2011, và lên đến hơn 280 tỷ USD vào năm 2020. Với kết quả này, Việt Nam đã đứng thứ 22 trên thế giới về quy mô xuất khẩu. Tuy nhiên, tất cả các thỏa thuận thế hệ mới đã nhắc ở trên vẫn cần thực sự được thực hiện nhằm thiết lập các mục tiêu phát triển dài hạn để Việt Nam tiếp tục được xem như một trong những thị trường năng động và hấp dẫn nhất thế giới để đầu tư. Trong 10 tháng của năm 2021, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt xấp xỉ 24 tỷ USD, cao hơn 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dấu hiệu rõ ràng này cho thấy sự tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với triển vọng tăng trưởng và phục hồi nhanh chóng của Việt Nam.


Chân thành cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thú vị và đầy ắp thông tin bổ ích này, chúc ông và ICHAM sớm đạt được những thành tựu phát triển mới trong công cuộc kết nối kinh tế giữa Italia và Việt Nam.


Bài: Navigator Media

ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page