top of page

Các nhà bán lẻ lạc quan về năm 2022, sẵn sàng gia nhập vào “cuộc đua” Metaverse

Đại dịch toàn cầu đã khiến nhiều cửa hàng phải đóng cửa, người dân ở nhà trong một thời gian dài, và nền kinh tế bị gián đoạn trong hai năm. Tuy nhiên, doanh số từ các nhà bán lẻ vẫn tăng trưởng đạt mức kỷ lục. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi các nhà bán lẻ lớn nhất của Hoa Kỳ dường như không quá lo lắng về lạm phát, thiếu hụt lao động hoặc những thách thức khác có thể xảy ra trong năm 2022.

Năm ngoái, sự kiện trực tiếp của triển lãm NRF (hội nghị bán lẻ kết hợp và triển lãm thương mại) đã bị hủy bỏ do Covid-19, được thay thế bằng một triển lãm ảo. Số lượng người tham dự năm nay gần bằng một nửa so với thời điểm trước đại dịch, với rất nhiều lần bị hủy vào phút cuối do biến thể omicron của coronavirus.


Robomart, dịch vụ đưa cửa hàng tiện lợi tới tận nhà bạn

Đại dịch đã khiến các nhà bán lẻ luôn trong tâm thế sẵn sàng để thử những cách làm mới và đón nhận sự thay đổi. Khi đại dịch xảy ra, các nhà bán lẻ sở hữu công nghệ tốt nhất sẽ trở thành những người có khả năng xoay chuyển cục diện nhanh nhất.

Gần đây, các nhà bán lẻ đã tham gia vào nhiều phiên thảo luận về cách kiếm tiền từ vũ trụ ảo metaverse và cuộc họp với các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái, xe tải giao hàng không người lái và các hình thức công nghệ tương lai khác.

Ralph Lauren là một trong những thương hiệu nổi tiếng xem metaverse là lĩnh vực tiềm năng của ngành bán lẻ. Giám đốc điều hành của Ralph Lauren, Patrice Louvet, nói với những người tham dự triển lãm NRF: “Có sự tương đồng tuyệt vời giữa mục tiêu của công ty chúng tôi với những gì metaverse sẽ phát triển trong tương lai”. Đặc biệt, các thương hiệu xa xỉ đang xem xét việc mở những cửa hàng ảo trong metaverse, nhằm xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu. Mới đây, Walmart cũng đang chuẩn bị để thực hiện bước nhảy vọt vào metaverse thông qua việc đăng ký nhãn hiệu liên quan đến tiền điện tử, NFT cho các sản phẩm của hãng.

Innovation Lab, một phần của sàn triển lãm thương mại NRF, đã có đến 55 công ty trưng bày các công nghệ đột phá tại đây, là điểm thu hút nhất tại triển lãm năm nay. Bên cạnh đó, NRF cũng báo cáo rằng doanh số bán hàng vào dịp lễ tháng 11 và tháng 12 đã tăng 14,1% so với năm 2020, đạt mức kỷ lục 886,7 tỷ đô la.

Trong suốt mùa lễ, người tiêu dùng đã tích cực “ra ngoài mua sắm”. CEO Brian Cornell của Target phát biểu trong ngày khai mạc triển lãm: “Người tiêu dùng đã ra ngoài mua sắm trực tiếp trong các cửa hàng của chúng tôi, họ đến các trung tâm mua sắm, họ muốn trực tiếp tham quan và tận hưởng những gì các nhà bán lẻ cung cấp. Điều này thực sự mang lại cho tôi sự lạc quan đáng kinh ngạc về tương lai ”.

Khi được hỏi về lạm phát gia tăng trong năm 2022, Cornell cho biết có khả năng người tiêu dùng sẽ phản ứng theo cách họ đã từng làm với thời kỳ lạm phát trong quá khứ, bằng cách sử dụng ít xăng hơn, ăn ở nhà nhiều hơn và chọn các nhãn hiệu ít nổi để tiết kiệm tiền.

Các nhà bán lẻ hàng đầu như Amazon, Walmart, Target, đều đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ đại dịch, và quy mô rộng lớn cũng đã giúp họ vượt qua tình trạng thiếu hụt lao động và chuỗi cung ứng trong năm nay.

Các nhà kinh tế và phân tích tại triển lãm cho biết họ kỳ vọng doanh thu của các ngành hàng sẽ tăng mạnh vào năm 2022, mặc dù khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng như hai năm trước.

Những thách thức hàng đầu mà các nhà bán lẻ phải đối mặt vào năm 2022 là lạm phát, thiếu hụt lao động, và những khó khăn từ chuỗi cung ứng.

Matt Kramer, Trưởng bộ phận Bán lẻ tại KPMG cho biết: “Tôi nghĩ rằng người tiêu dùng bắt đầu mong muốn việc giảm dần giá cả của các mặt hàng thay vì sẵn sàng chấp nhận. Ngoài ra, có khả năng họ sẽ phản ứng lại lạm phát bằng cách tìm kiếm các giao dịch, chuyển sang các nhãn hiệu có giá thấp hơn hoặc chọn các nhãn hiệu riêng. Do đó, các nhà bán lẻ sẽ phải tìm cách cắt giảm chi phí để giữ giá và có thể chuyển sang tự động hóa để cắt giảm nhân công”.

Kramer cho biết: “Các nhà bán lẻ sẽ tăng tốc về những cải tiến như thanh toán tự động và thanh toán di động, có tác dụng cắt giảm chi phí và giảm bớt tác động của tình trạng thiếu lao động. Họ sẽ tìm cách tự động hóa để loại bỏ một số chi phí khỏi hệ thống của họ”.

Ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu vào năm 2022, các nhà bán lẻ sẽ vẫn khó khăn nếu họ không thể thuê đủ nhân viên để phục vụ những khách hàng đó. Kramer cho rằng tình trạng thiếu lao động sẽ là một vấn đề dai dẳng kéo dài đến năm 2022. Bài: Hoài Linh – Theo Forbes


ad1_2.jpg
IMG_7057.GIF
Navigator Business and Finance 2 1x4.jpg
bottom of page