Top 10 xu hướng kiến trúc đầy cảm hứng của Nhật Bản trong năm 2022
Có điều gì đó về kiến trúc của Nhật luôn khiến tâm hồn bạn trầm lắng, cảm giác được bao bọc trong sự mờ ảo và ấm áp như ánh mặt trời xuyên qua lớp sương mai. Có lẽ đó là nét độc đáo từ chủ nghĩa tối giản, sự sang trọng vượt thời không, cách sử dụng gỗ đầy nghệ thuật hay đơn gỉan hơn là sự vận dụng bản chất của Thiền Tông đến từ người bản xứ.
Dù đó có là gì đi chăng nữa, khi tôi dạo quanh những kiến trúc đầy cảm hứng của Nhật, tôi luôn muốn biến nó thành của riêng mình. Hoặc trong mắt tôi, đó như thể ngôi nhà của chính tôi nhưng có Marie Kondo đứng bên trong điểm trang lại nó vậy. Với tinh thần ngưỡng mộ, chúng tôi đã tập hợp một bộ sưu tập bao gồm những kiến trúc tối giản, trang nhã mà có thể bạn cũng sẽ cảm thấy được truyền cảm hứng trong chính công việc hay cuộc sống hàng ngày của mình. Với những ngôi nhà nhỏ trông như tổ ong, hay những công trình trông như cấu tạo chữ A của Nhật, khiến bạn như được trải nghiệm cảm giác ấm cúng như trong những bộ phim Ghibli – Những ngôi nhà thu nhỏ với cấu trúc phức tạp này hứa hẹn sẽ là xu hướng mới của năm 2022.
1. 2nd Home
2nd Home là một loạt các ngôi nhà nhỏ do công ty khởi nghiệp SANU của Nhật lên kế hoạch và xây dựng với vật liệu tối thiểu để du khách có thể đắm chìm trong sự kì thú của thiên nhiên, có thời gian nghỉ ngơi trước nhịp sống hối hả ở thành phố. Khi lập kế hoạch xây dựng các cabin bằng gỗ tổ ong, SANU đã bảo đảm các cấu trúc của ngôi nhà phải nhẹ, chỉ sử dụng số lượng ít vật liệu để hoàn thành công việc. Mỗi ngôi nhà 2nd Home những được làm hoàn toàn từ cây tuyết tùng, cắm chặt xuống đất bằng sáu cọc và hầu như không làm ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh. Xem xét hệ thống tháo dỡ dễ dàng từ cabin, SANU cũng có kế hoạch cho những ngôi nhà 2nd Home dễ tháo dỡ, để có thể tái sử dụng nguyên vật liệu cho các dự án tương lai.
2. Hara Hara
Studio kiến trúc Takeru Shoji đã tạo ra ngôi nhà hình lều tên Haru Haru tại làng nông nghiệp ở Nagaoka, tỉnh Niigata. Lấy cảm hứng từ chiếc lều cắm trại, ngôi nhà được thiết kế với nhiều cửa, thông trực tiếp với hàng xóm hay khu vực xung quanh, hàng xóm có thể ghé qua giao tiếp một cách dễ dàng. Khách hàng muốn một không gian cởi mở và thân thiện, để khuyến khích các hộ xunh quanh có thể hoà nhập. Haru Haru là ngôi nhà đơn giản với vật liệu xây dựng chính là gỗ, có mái dốc hình tam giác. Hội thảo, sự kiện, các cuộc họp mặt cũng có thể dễ dàng mở rộng ra phía bên ngoài căn nhà, tạo nên không gian thoải mái rộng rãi. Nơi mọi người có thể gặp gỡ, kết nối và tương tác một cách thuận tiện hơn.
3. Minima
Minima là một Mô-Đun nhà lắp ghép rộng 20 mét vuông. Được thiết kế để trở thành cấu trúc linh hoạt, phục vụ như ngôi nhà nhỏ độc lập, văn phòng, hoặc đơn vị bổ sung cho sân sau. Làm bằng gỗ nhiều lớp – một vật liệu bền bỉ - và giảm lượng khí thải mà bê-tông tạo ra. Vi mô của ngôi nhà thực sự mang lại cho chúng ta cảm giác rất Nhật! Bên ngoài “chiếc hộp” được bao phủ bởi da cây bách, mái tôn lại duy trì vẻ ngoài tối gỉan của nó. Đơn vị này có cấu hình hợp lí, hiện đại, và con người được lấy làm trung tâm.
4. The Nook
Với kĩ năng lành nghề của các thợ thủ công và nghệ sĩ địa phương, The Nook được thiết kế để mang những nét đặc trưng từ kỉ nguyên cũ với thời đại hiện đại. Được ví như “bộ sưu tập của những câu chuyện” Belleme đã thiết kế The Nook liên kết với lịch sử cá nhân của mình với khu rừng bao bọc xung quanh, và kiến trúc cấu tạo của chiếc cabin. Căn nhà nhỏ này được xây dựng từ những cây bị đốn hạ, tại địa phương mà Belleme ghi nhớ trong 5 năm sống tại rừng cây Appalachian. Với khoảng thời gian đó, anh đã học được các kĩ năng xây dựng cơ bản như tạo ra một con đường toàn tay vịn dẫn đến cổng vào của The Nook. Những loại gỗ tạo nên căn nhà là gỗ sồi trắng, sồi đỏ, gỗ óc chó đen và gỗ keo gai cũng um tùm bao xung quanh The Nook.
5. Ngôi nhà ở Akashi
Được thiết kế bởi Arbol (công ty kiến trúc nổi tiếng tại Nhật), ngôi nhà ở Akashi là ngôi nhà được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, khuất sâu trong một khu phố cổ kính. Điều đặc biệt thú vị của ngôi nhà chính là sân sau, nơi được ẩn giấu một cách nghệ thuật mà bạn có thể dùng để trồng rau sạch và phơi quần áo. Các sân trong nằm ở trung tâm, và mọi gian phòng trong nhà đều có thể nhìn thấy chúng. Những khe hở tinh tế ở mặt tiền làm người trong nhà có thể dễ dàng nhìn ra ngoài phố mà không nhất thiết cần đến cửa sổ, đồng thời là hệ thống thông gió và mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà. Toàn bộ căn nhà dường như rất ít cửa, từ không gian này bước sang không gian khác trong nhà cũng thuận tiện hơn, tất cả sự khác biệt này được thực hiện chỉ bởi một thay đổi nhỏ từ sàn nhà.
6. Biệt thự "4 lá"
Biệt thự 4 lá được thiết kế bởi studio kiến trúc Kentaro Ishida, là một dạng kiến trúc hữu cơ có mái tâng xoắn nhẹ nhàng, mô phỏng hình ảnh những chiếc lá rơi ở trung tâm khu vườn, đồng thời cũng là tâm điểm của ngôi nhà. Triết lý hữu cơ là một triết lý kiến trúc với mục tiêu chính là hài hoà đời sống của con người với thiên nhiên. Các định hướng khác nhau giữa không gian ăn uống và sinh hoạt được cân nhắc và lựa chọn cụ thể để ánh sáng mặt trời tự nhiên có thể lọt vào từng gian phòng, mang lại các lợi ích và chức năng khác nhau.
7. Goan
Kiến trúc sư - nhà sử học Nhật Bản Terunobu Fujimori được biết đến với những kiến trúc quán trà kì quặc và niềm yêu thích mãnh liệt với kiến trúc độc đáo. Tác phẩm gần đây nhất của ông được chuyển thể từ mái nhà tranh của yêu tinh trong truyện cổ tích. Với mặt tiền là cỏ, và gỗ được xử lí bằng phương pháp Yakisuki. Vị trí của The Goan cũng rất tốt, toạ lạc ở ngay phía trước sân vận động mới của Tokyo, nơi vẫn tồn tại cho đến ngày 5 tháng 9 để kỉ niệm thế vận. hội mùa hè 2020.
Để vào được phòng trà, du khách phải di chuyển thông qua một chiếc lỗ, mà theo truyền thống còn được gọi là “Nijiriguchi”. Bên trong của quán trà là nội thất trang trí bởi cây cảnh kì thú, và không gian bằng gỗ không sơn phết bởi bất cứ mào nào. Để mà diễn gỉai cụm từ “Nijiriguchi”, thì đó là cầu thang và bậc thang bằng gỗ kết nối tầng dưới với tầng trên phòng trà.
8. Kén nhộng bằng bìa các-tông
Kén nhộng các-tông được thiết kế dành cho những người phải di dời do thiên tai hay các trường hợp y tế khẩn cấp, như đại dịch COVID-19. Atelier OPA đã thiết kế kén nhộng với 2 tầng, bao gồm 2 chỗ ngủ, một dãy cầu thang và 1 khu vực làm việc được trang bị bàn và ghế. “kén” được thiết kế để dễ dàng gấp lại, có kích thước nhỏ gọn thuận tiện cho việc vận chuyển. Với kích thước có thể thu nhỏ như vậy, kén nhộng các-tông đã được những phản ứng tích cực từ cộng đồng quốc tế, những cá nhân nghĩ đến việc sẽ sử dụng căn nhà lưu động này ở phòng tập hay cho các cơ sở y tế.
9. Gian hàng của Kengo Kuma
Các nhà thiết kế đã sử dụng khung thép làm cơ sở của cấu trúc, tấm CLT được phủ phía trên để tạo ra mặt tiền với hiệu ứng xoắn ốc và hình chóp hướng lên trời. Những tấm CLT, hoặc gỗ nhiều lớp có sức hấp dẫn rất đặc biệt vì tính năng lắp ghép tiện lợi của chúng, với chất liệu nhẹ nhưng bền bỉ, quá trình lắp ráp cũng đơn giản và gọn gàng khiến chúng co tác động rất thấp đến môi trường. Các tấm CLT dán chồng lên nhau tạo thành đường zig-zag thú vị, tuy nhiên những khe hở từ đường zig-zag cũng cần được che phủ phòng thời tiết xấu diễn ra. Họ đã bao xung quanh các khe bằng tấm màn copolymer trong suốt được gọi là TEFKA.
10. Iam Sauna
Iam Sauna là phòng xông hơi hình lều xinh xắn được trang bị bếp củi cho phép mọi người tận hưởng không khí ấm cúng ngay cả với thời tiết lạnh giá. Ngoài điểm cộng thuận tiện cho việc di chuyển, chiếc lều xông hơi còn rất dễ thiết lập. Chỉ với một người, có thể lắp căn lều chưa đếu một phút. Bạn chỉ cần kéo các tab kéo ở bốn góc, chiếc lều sẽ được hoàn thành. Sau đó làm nóng bếp củi lên chỉ với một phút, bạn đã có phòng xông hơi riêng của mình.
Bài: Dẫn từ Fashionnet - Bài dịch Giang Lê - Nguồn: Yanko Design
Comments