top of page
Ảnh của tác giảNavigator Media

Lần đầu tiên trong lịch sử thế kỷ 21 giá dầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100 USD/thùng

Lần đầu tiên sau gần hai tháng, giá dầu thô giảm xuống dưới 100 USD/ thùng, phản ánh mối lo ngại của các nhà đầu tư ngày một tăng lên về sự suy thoái kinh tế tại Mỹ có thể dẫn đến việc giảm nguồn cầu đối với dầu.


Tom Kloza, trưởng bộ phận phân tích năng lượng toàn cầu của OPIS, cho biết lo ngại không ngừng tăng lên về khả năng suy thoái là động lực chính dẫn đến đợt bán tháo gần đây đối với dầu và khí gas.



Vào ngày 5/7, giá dầu thô của West Texas Intermediate giảm tới 10%, xuống mức thấp nhất là 97,43 USD trước khi đóng cửa ở mức 99,50 USD. Dầu thô Brent đã giảm hơn 10% khi chạm mức thấp nhất trong ngày là 101,10 USD/thùng, trước khi chốt phiên ở mức 102,77 USD.


Đây là lần đầu tiên WTI ở dưới mức 100 đô la kể từ ngày 11-5. Đó cũng là lần cuối cùng Brent giảm dưới 102 USD/thùng, trong khi giá dầu thô hãng này thường giao động với mức giá cao hơn. Song kể từ ngày 25-4, Brent giữ vững phong độ với mức giá dầu tương đương hoặc lớn hơn 100.


Giá gas bán sỉ kỳ hạn cũng không ngoại lệ, giảm gần 10% vào cuối ngày, tương đương 36 xu/gallon.


Chi phí trung bình trên toàn quốc cho một gallon khí tại máy bơm hiện là 4,80 USD. Theo kết quả mới nhất của AAA, giá gas giảm một xu trên một gallon so với thứ Hai và 8 xu so với một tuần trước. Giá gas lần đầu tiên vượt mốc 5 USD vào ngày 11-6 và đạt mức cao nhất là 5,02 USD/gallon vào ngày 14-6.


Cho đến gần đây, các nhà đầu tư dầu khí vẫn tin rằng có rất ít cách để các lực lượng thị trường kiểm soát giá trong ngắn hạn. Ông nói: “Hiện tại có một rủi ro trượt giá đang hiện hữu gắn liền với rủi ro suy thoái”.


Ngày càng có nhiều mối lo ngại về suy thoái kinh tế trong những tuần gần đây, điều này đã giúp giá dầu giảm mạnh. Brent ở mức 123,58 USD/thùng vào ngày 8-6, trong khi WTI ở mức 122,11 USD. Nhưng kể thời điểm đó, chỉ số giá tiêu dùng cho thấy giá tiêu dùng đang ở mức cao nhất trong 40 năm qua, đây cũng là một trong những số liệu quan trọng khiến Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm như một cách để chống lại những áp lực giá cả. Điều đó đã làm dấy lên dự đoán rằng các động thái mạnh tay của ngân hàng trung ương nhằm “hạ nhiệt” nền kinh tế có thể gây ra tình trạng thất nghiệp và suy thoái.


Đầu năm nay, giá dầu và khí đốt đã tăng mạnh sau khi Nga xâm lược Ukraine, khiến Mỹ và các đồng minh châu Âu trừng phạt hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, “bóp nghẹn” một trong những nước có sản lượng lớn nhất thế giới.



Tuy nhiên, nguồn cung dầu chỉ là một phần trong phương trình mà các nhà giao dịch cân nhắc khi định giá dầu kỳ hạn. Chính suy thoái kinh tế là nguồn cơn chính khiến giá dầu giảm mạnh. Bởi lẽ khi các hoạt động kinh tế suy giảm sẽ dẫn đến nguồn cầu giảm theo do người lao động thất nghiệp.



Trước đó khí đốt đạt mức cao kỷ lục là trong thời kỳ Đại suy thoái, khi mức trung bình trên toàn nước Mỹ đạt 4,11 USD/gallon vào tháng 7 năm 2008. Nhưng vào cuối năm 2008, nó đã giảm 60% xuống còn 1,62 USD/gallon do nhu cầu giảm. Nhưng khí gas giá rẻ cũng chẳng mấy an ủi cho gần 3 triệu người bị mất việc làm trong thời gian đó đó.


Cho đến nay, các tài xế đã thấy nhẹ nhõm phần nào về sự sụt giảm gần đây của giá dầu và gas kỳ hạn. Giá gas trung bình tại Mỹ chỉ giảm đi 4%, tương đương 22 xu, kể từ mức kỷ lục ngày 14-6, trong khi giá gas bán sỉ kỳ hạn giảm 22% kể từ khi đạt mức 4,28 USD/gallon vào ngày 9-6.


Bài: Khả Uyên – CNN.com

Comments


ad1_2.jpg