AP đưa Selfwinding split-seconds flyback chronograph vào BST Royal Oak Concept
Thương hiệu chế tác đồng hồ Thụy Sĩ Audemars Piguet mở ra một chương mới khi lần đầu tiên ra mắt thiết kế Selfwinding split-seconds flyback chronograph cho bộ sưu tập Royal Oak Concept.
Lấy cảm hứng từ chính vẻ ngoài đậm chất công nghệ cao của bộ sưu tập, thiết kế lần này đã đưa tính thẩm mỹ của tương lai, khía cạnh công thái học và kỹ nghệ chế tác trên Royal Oak Concept lên một tầm cao mới. Ngoài bộ vỏ với kích thước 43mm cùng tính năng tự thay dây lần đầu tiên được giới thiệu ở bộ sưu tập này, Audemars Piguet còn thể hiện sư biến hóa với kết cấu, ánh sáng và chiều sâu với bộ vỏ titanium 3 chiều mang tính đương đại cao.
Mẫu đồng hồ được vận hành bởi bộ chuyển động tân tiến Calibre 4407, có cơ chế vi mô phức tạp chiếm vị trí trung tâm ở mặt sau. Đây cũng là lần đầu tiên ở mặt sau của thiết kế phô bày bộ máy của cơ chế split-seconds được lắp vào bên trong ổ bi cố định con lắc dao động. Hơn hai mươi năm, kể từ khi thiết kế Royal Oak Concept lần đầu tiên được ra mắt, bộ sưu tập tiếp tục mang đến những thay đổi tiên phong xuất phát từ quá trình nghiên cứu kỹ càng và có chọn lọc.
“Chúng tôi rất vinh dự khi giới thiệu mẫu selfwinding flyback chronograph đầu tiên được trang bị cơ chế split-seconds của Audemars Piguet. Tính năng kinh điển này đã được thiết kế lại hoàn toàn để phù hợp với một chiếc đồng hồ thể thao rất đương thời mang lại độ ổn định tối ưu phù hợp với hiện tại. Thành quả có được là công sức của nhiều bộ phận khác nhau với chuyên môn sản xuất các bộ máy siêu phức tạp.”
Lucas Raggi - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Audemars Piguet
Bộ vỏ đậm chất tương lai với chiều sâu và độ hoàn thiện sắc sảo
Audemars Piguet tiếp tục phát triển bộ sưu tập Royal Oak Concept bằng cách không ngừng bổ sung và sáng tạo những tính năng phức tạp nhưng đồng thời cũng không ngừng củng cố khía cạnh công thái học. Thiết kế lần này đòi hỏi kỹ thuật cao từ bộ phận nghiên cứu và phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy chuyên môn của họ sâu hơn.
Cùng với sự ra đời của kích thước vỏ 43mm mới, chiếc đồng hồ bằng titanium này còn có một diện mạo đa mặt tạo sự linh hoạt về ánh sáng và mức độ tương phản. Ngoài ra kiến trúc phức tạp của bộ vỏ còn đòi hỏi các quy trình sản xuất và lập trình phức tạp để đạt được sự cân bằng phù hợp giữa công thái học và thiết kế tối tân. Vỏ và viền bezel được làm hơi cong để phù hợp với hình dạng tự nhiên của cổ tay, tạo cảm giác thoải mái khi đeo mặc dù đồng hồ có kích thước lớn.
Kỹ thuật phủ cát titanium khiến cho các chi tiết góc cạnh và hình tròn của bộ vỏ tạo nên một địa hình bề mặt ấn tượng cho chiếc đồng hồ. Viền bát giác đặc trưng của bộ vỏ được chải xước satin, và nổi bật với các đường vát cạnh được đánh bóng. Sự kết hợp của các kỹ thuật phủ cát, chải xước satin, và đánh bóng giúp mang lại một kết cấu bề mặt và hiệu ứng ánh sáng đặc sắc.
Các đường nét mạnh mẽ của bộ sưu tập càng được nhấn mạnh bởi chi tiết núm crown và các nút bấm bằng ceramic đen. Bộ phận cố định các nút bấm ở hướng hai, bốn, và chín giờ đều được hoàn thiện bằng kỹ thuật phun cát, chải satin và vát cạnh.
“Bộ máy Selfwinding split-seconds chronograph này được thiết kế đến mức hoàn hảo từ trong ra ngoài. Và được tích hợp trong bộ vỏ của Royal Oak Concept, tính năng này đã đạt đến mức độ phức tạp kỹ thuật chưa từng đạt được trước đây.”
Anne-Gaëlle Quinet
Trưởng bộ phận các tính năng phức tạp, Audemars Piguet
Mặt số openworked với hai tông màu
Được hình thành giống như một cây cầu chuyển động, mặt số lộ cơ mang đến một cái nhìn về các cơ chế vi mô phức tạp đang tích tắc bên trong. Các chi tiết lỗ mở được cắt từ một phần đĩa bằng bạc của Đức, sau đó được hoàn thiện bằng kỹ thuật phun cát, phủ PVD đen và đánh bóng bằng thành màu rhodium cho các cạnh xiên. Sự tương phản này mang lại chiều sâu và sắc độ cho chiếc đồng hồ thể thao đồng thời lối kiến trúc của thiết kế cũng được tăng cường hơn nữa khi khi thiếu vắng chi tiết logo trên mặt số.
Các kim và vạch chỉ giờ bằng vàng trắng, kết hợp cùng các chữ số màu trắng trải khắp mặt số, càng làm bật lên tổng thể đặc trưng với hai tông màu của thiết kế. Ngoài ra, vạch chỉ giờ, kim, bộ đếm, cửa sổ xem ngày và đĩa GMT ngày/đêm có lớp phủ phát quang để hiển thị tối ưu trong bóng tối. Các điểm nhấn màu đỏ và vàng, lần lượt đánh dấu các chức năng bấm giờ và GMT, tạo thêm nét tinh tế nhưng sống động. Viền bên trong màu đen, phía trên có in thang đo tachymeter màu trắng, giúp hoàn thiện thiết kế tổng thể của đồng hồ.
Cơ chế split-seconds, flyback chronograph công nghệ cao
Đương đại từ vẻ ngoài đến các chi tiết của bộ máy bên trong, mẫu đồng hồ mới được vận hành bởi bộ chuyển động Calibre 4407 – một kỳ tích của kỹ thuật cơ khí cùng kỹ nghệ chế tác công nghiệp, kết hợp cơ chế flyback chronograph với split seconds, cùng chức năng GMT, và cửa sổ xem ngày lớn, tất cả đều được gói gọn chỉ trong bộ vỏ của chiếc Royal Oak Concept. Dựa trên bộ chuyển động Calibre 4401 đã ra mắt trước đó năm 2019 của thiết kế CODE 11.59 by Audemars Piguet, đây là lần đầu tiên bộ chuyển động này được đem vào bộ sưu tập Royal Oak Concept.
Khác với chức năng chronograph thường thấy, flyback chronograph cho phép người dùng khởi động lại (reset) ngay cả khi kim đo đang chạy mà không cần phải bấm dừng (stop). Cột bánh răng điều khiển hoạt động cùng với ly hợp dọc. Khi bắt đầu hoặc dừng chức năng bấm giờ (chronograph) của đồng hồ, các kim tương ứng sẽ chạy mà không có bất kỳ dấu hiệu nhảy giật nào. Hơn nữa, cơ chế khởi động lại về mức 0 đã được cấp bằng sáng chế đảm bảo rằng kim của chế độ bấm giờ chronograph và kim của split second ngay lập tức được đặt lại về số không khi thao tác bấm dừng.
Cơ chế split seconds cho phép đo các khoảng thời gian trung gian nhờ có thêm kim đo thứ 2 (tương tự như kim đo hoạt động của chronograph) có thể dừng độc lập với kim của cơ chế chronograph khi nút tương ứng được kích hoạt. Và khi được tái kích hoạt, kim split seconds sẽ tiếp tục chạy đồng bộ với kim chronograph để tiếp tục hành trình trên mặt số một cách hoàn hảo. Để giảm độ cao của bộ chuyển động, cơ chế split-seconds được tích hợp vào trong ổ bi của rô-to bán ngoại vi và giờ đây có thể nhìn thấy qua lớp kính sapphire của mặt sau giống như đồng hồ bỏ túi và đồng hồ lên dây cót tự động. Chi tiết này thường bị khuất ở các thiết kế đồng hồ lên dây cót tự động, bánh răng nối với kim split seconds và hai kẹp truyền động có thể được ngắm nhìn ngay vị trí trung tâm của búa dao động bằng bạch kim phía bên dưới cầu hình chữ X giúp cố định cơ chế.
Ngoài ra, chức năng GMT cũng đã trở thành một phần quan trọng của bộ sưu tập Royal Oak Concept. Khung hiển thị GMT ngày đêm cung cấp khả năng đọc thời gian bất kỳ tương ứng với múi giờ được chọn thứ 2. Cơ chế được điều chỉnh bằng cách nhấn vào nút bấm ở hướng ba giờ (một lần bấm sẽ qua một giờ). Hệ thống GMT dựa trên một đĩa và kim quay với các tốc độ khác nhau: kim giờ quay một vòng trong 12 giờ, trong khi đĩa hiển thị ngày/đêm hoàn thành một vòng quay trong 24 giờ và có thể nhận biết bằng hai vùng màu của nó: nửa màu trắng cho ban ngày và nửa màu đen cho ban đêm.
Cuối cùng, với cửa sổ xem ngày ở hướng 12 giờ, giúp nâng cao mức độ dễ đọc với giao diện kỹ thuật số, đồng thời mang lại sự đối xứng hoàn hảo với bộ đếm giây nhỏ ở vị trí 6 giờ.
Mặc dù kết hợp các tính năng công nghệ cao, Calibre 4407 vẫn tiếp tục phát huy truyền thống chế tạo đồng hồ tinh xảo, khi phô bày các kỹ thuật trang trí thanh lịch của ngành chế tác đồng hồ như phun cát, sa tanh tròn, vân tròn và vát bóng, tất cả đều có thể nhìn thấy ở mặt sau qua lớp kính sapphire của đồng hồ.
“Chúng tôi hiện tại đang có 18 bộ chuyển động đang trong quá trình phát triển trong các bộ sưu tập khác nhau. Việc ra mắt chiếc Royal Oak Concept Split Seconds Chronograph GMT Large Date mới là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm xây dựng tương lai của AP.”
François-Henry Bennahmias
CEO, Audemars Piguet
Tiên phong với bộ chuyển động mới
Dựa trên bộ máy bấm giờ in-house Calibre 4401 được ra mắt vào năm 2019 trong bộ sưu tập Code 11.59 by Audemars Piguet, Calibre 4407 đã được tái thiết kế để cải thiện khả năng chi phối năng lượng để từ đó cơ chế split seconds được thêm vào. Ngoài ra, một bộ tạo dao động mới đã được phát triển với lò xo xoắn Breguet overcoil, có đầu ngoài cong mạnh đảm bảo sự phát triển đồng tâm của lò xo cân bằng để tăng độ chính xác.
cơ chế tự thay dây tiên tiến
Đây cũng là lần đầu tiên bộ sưu tập Royal Oak Concept ra mắt mẫu đồng hồ thể thao với cơ chế tự thay dây nhanh. Hệ thống dây được tích hợp trực tiếp vào cả vỏ và móc gập ba lưỡi để cho phép người đeo thay đổi dây chỉ bằng một thao tác bấm và nhả nhanh chóng. Hệ thống cũng cung cấp độ an toàn tối đa.
Thiết kế dây đeo cao su màu đen mới được phối hài hòa với các mặt của vỏ. Các góc vát trên bề mặt của vỏ đồng hồ được kéo dài đến dây đeo, tạo nên tổng thể liền mạch về chi tiết giữa hai thành phần. Hơn nữa, dây đeo được trang trí bằng các tiểu tiết đối xứng có màu xám phù hợp với tính thẩm mỹ đặc trưng hai tông màu, và hài hòa cùng chi tiết đa chiều của cả vỏ và mặt số. Thiết kế đi kèm với một dây đeo cao su khác màu đen để người đeo có thể tùy ý thay đổi phong cách mà mình muốn.
Hai dây đeo cao su màu đen bổ sung thêm sự tương phản cho tổng thể với các điểm nhấn màu vàng hoặc đỏ sẽ có mặt tại các boutique như một phần của các mẫu dây đeo tự thay cho bộ sưu tập Royal Oak Concept 43 mm.
Khi kỹ thuật chế tác phức tạp kết hợp cùng công nghệ cao
Ra mắt vào năm 2002 để kỷ niệm 30 năm thành lập Royal Oak, Royal Oak Concept đã thiết lập một phong cách thẩm mỹ hoàn toàn mới cho nghệ thuật chế tác đồng hồ cao cấp Haute Horlogerie của thế kỷ 21. Nhân dịp này, Audemars Piguet đã phát hành phiên bản giới hạn 150 chiếc lấy cảm hứng từ những chiếc xe lý tưởng kết hợp chất liệu titanium với Alacrite 602, một hợp kim nhẹ nhưng có độ bền cao chủ yếu được sử dụng trong ngành hàng không. Trong khi viền bezel vẫn giữ lại chi tiết hình bát giác đặc trưng của Royal Oak, thì chiếc vỏ tròn khổng lồ 44 mm đã đưa chiếc đồng hồ này đến những chân trời mới.
Để bổ sung cho tính thẩm mỹ tương lai của vỏ máy, mặt số đã sử dụng cơ chế lên cót bằng tay hiện đại, đồng thời cung cấp các chức năng sáng tạo: một nút bấm đóng vai trò là bộ chọn chức năng (để lên dây cót và cài đặt thời gian) và một máy đo động lực học hiển thị mô-men xoắn lò xo chính. Cửa sổ hiển thị mức năng lượng dự trữ tuyến tính được biểu thị nhờ sự tính toán số vòng quay của hộp cót, dọc theo thang điểm từ 0 đến 12, số vòng quay tuyến tính được hiển thị ở vị trí 3 giờ. Lồng tourbillon và cầu giảm xóc của thiết kế cũng có thể nhìn thấy ở vị trí 9 giờ và đồng hồ được trang bị dây đeo Kevlar (một chất liệu có độ cứng gấp 5 lần thép nhưng có tính dẻo và thường được dùng làm áo chống đạn). Mặc dù mẫu đồng hồ này được hình thành từ một ý tưởng nhất thời không nhằm mục đích thương mại hóa, nhưng một chuỗi thiết kế đã được thực hiện để kỷ niệm 20 năm ra mắt của thiết kế này.
Bốn năm sau, một phiên bản mới bằng carbon ra đời, đánh dấu sự khai sinh của bộ sưu tập Royal Oak Concept. Kể từ đó, Royal Oak Concept đã đẩy mạnh các giới hạn của nghề chế tác đồng hồ thủ công Haute Horlogerie bằng cách kết hợp các cơ chế công nghệ cao kết hợp cùng phong cách thiết kế avant garde đột phá.
Năm nay, bộ sưu tập Royal Oak Concept được tái định hình với thiết kế split-seconds chronograph phù hợp với thời đại. Chức năng phức tạp này là thành viên cuối cùng trong đại gia đình những bộ máy chuyển động kinh điển được giới thiệu trong xuyên suốt lịch sự của ngành chế tác đồng hồ. Thiết kế này ra đời trong thời đại không ngừng phát triển và tốc độ là tất thảy. Cả về mặt công nghiệp hóa và sự phổ biến của các môn thể thao cạnh tranh. Khi mà hiệu suất luôn được đo đếm.
Trong số 1.625 chiếc đồng hồ được sản xuất vào những năm 1880 và 1890, 625 chiếc có chức năng bấm giờ, trong đó 299 chiếc được trang bị chức năng split seconds. Phần lớn đồng hồ bỏ túi bấm giờ được phát hành sau đó và trong suốt thế kỷ 21 tiếp tục sở hữu tính năng split seconds này.
Tuy nhiên, chức năng phức tạp này lại cực kỳ hiếm trên các mẫu đồng hồ đeo tay của AP ở thế kỷ 20. Chỉ có một thiết kế được ghi nhận trước năm 1996. Hồ sơ cho thấy mẫu đồng hồ độc nhất này đã được Audemars Piguet bán cho nhà bán lẻ Roehrich ở New York vào ngày 14 tháng 4 năm 1949 và hiện thuộc về một bộ sưu tập tư nhân uy tín. Mẫu đồng hồ bằng vàng vàng 35 mm được vận hành bởi Calibre 13VZAH. Cơ chế split seconds đã được đặc biệt yêu cầu thêm vào sau đó khi quá trình sản xuất đã bắt đầu. Các tài liệu lưu trữ đề cập đến một bộ máy chuyển động split seconds bổ sung, được thực hiện vào năm 1946, nhưng không có thông tin nào chắc chắn rằng thiết kế này đã từng được đóng hộp và bán.
Năm 1996, đồng hồ bấm giờ với tính năng split seconds quay trở lại, lần này bộ máy được thu nhỏ để có thể gói gọn trong mẫu đồng hồ đeo tay với tính năng Siêu phức tạp (Grande Complication) đầu tiên được trình làng trong bộ vỏ tròn. Thiết kế này là sự kết hợp của tính năng split seconds chronograph với lịch vạn niên và tính năng điểm chuông, đây cũng là một sự kết hợp truyền thống của những mẫu SIêu phức tạp của Audemars Piguet. Và sau đó, vào năm 1997, thiết kế tương tự được xuất hiện tiếp nối trên bộ sưu tập Royal Oak lần đầu tiên, còn với bộ sưu tập Royal Oak Offshore thì những thiết kế này mới bắt đầu xuất hiện vào năm 2013 nhân dịp kỷ niệm 20 năm ra đời của chiếc đồng hồ thể thao đầu tiên.
Việc thu nhỏ cơ chế split seconds cũng khiến Audemars Piguet khám phá những chân trời kỹ thuật khác cho chức năng bấm giờ. Vào năm 2015, thương hiệu đã phát hành mẫu Royal Oak Concept Laptimer đã được cấp bằng sáng chế với sự cộng tác của Michael Schumacher. Được trang bị hệ thống flyback với hai kim đồng hồ bấm giờ flyback liên tiếp và xen kẽ, mẫu đồng hồ tiên phong này cho phép đo thời gian vòng đua liên tiếp trên đường đua chỉ với một bộ bấm giờ duy nhất điều khiển cả hai kim đo quét trung tâm được vận hành độc lập thông qua ba nút bấm. Chiếc đồng hồ này có mặt trên thế giới lần đầu tiên vì những khoảng thời gian như vậy trước đây chỉ có thể được đo lường bằng kỹ thuật số.
Tiếp bước nước đi của mẫu đồng hồ cực kỳ phức tạp này, chức năng split seconds sẽ gia nhập bộ sưu tập Royal Oak Concept năm nay, mở đường cho một thế hệ cơ chế split seconds tiên tiến mới với quy trình sản xuất độc lập kết hợp kỹ thuật, công nghệ cùng quy trình thiết kế các tính năng Siêu phức tạp. Một sự hòa trộn giữa kỹ thuật, công nghệ và nghệ thuật chế tác đồng hồ.
“Born in Le Brassus, raised around the world.”
Bài: Navigator Media
Comentários