Siêu du thuyền buồm lớn nhất thế giới - Cú “hattrick truyền thông” của tỷ phú Jeff Bezos
"Về hưu trên đỉnh vinh quang" có vẻ là cụm từ đúng nhất dành cho tỷ phú công nghệ Jeff Beros khi ông chính thức trở thành người giàu nhất thế giới trong năm 2021 theo công bố của tạp chí Forbes với khối tài sản trị giá 177 tỷ đô.
Ngay sau khi rời vị trí CEO của tập đoàn Amazon vào ngày 5/7/2021 ở độ tuổi 57, ông có ngay một cơn địa chấn truyền thông khác với việc tham gia cuộc đua vào không gian cùng với Richard Branson - ông chủ tập đoàn Virgin. Mặc dù Jeff Beros xuất phát muộn hơn: 9 ngày kể từ khi chuyến bay lên “rìa vũ trụ” của tỷ phú Branson cất cánh và hạ cánh an toàn vào ngày 11/7.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, hiện tại cuộc tranh luận về người đầu tiên đặt chân ra ngoài không gian vẫn chưa có hồi kết khi Bezos cho rằng mình đã vượt qua khỏi Đường Karma, ranh giới xác định giữa bầu khí quyển của Trái đất và không gian bên ngoài (độ cao 100km trên mực nước biển theo công ước của Fédération Aéronautique Internationale). Ở chiều ngược lại, NASA, quân đội Mỹ và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đều quy định ranh giới vũ trụ được xác định từ độ cao 50 dặm (80 km), và tàu Virgin Galactic của Richard Branson vượt qua mức này với độ cao tối đa của hành trình là 86 km.
Vị tỷ phú Jeff chịu chơi đã ném hơn 1 tỷ đô tiền từ việc bán cổ phiếu Amazon.com Inc cho việc tài trợ hoạt động của công ty du hành không gian Blue Origin. Trong chuyến đi của mình, Bezos đã xác lập thêm 2 kỷ lục khác: Phi hành gia cao tuổi nhất bay lên vũ trụ (bà Wally Funk, 82 tuổi); Và phi hành gia trẻ tuổi nhất bay lên vũ trụ (Oliver Daemon 18 tuổi).

Cú “hattrick truyền thông” được vị tỷ phú công nghệ xác lập khi các hãng tin ồ ạt đưa tin về sự xuất hiện của một siêu du thuyền buồm dài 127m (417 feet) với bí danh Y721 đang trong quá trình hoàn thiện.

Được đóng bởi cái tên không xa lạ - Nhà máy Oceanco tại Zwijndrecht, nó không chỉ là chiếc siêu du thuyền lớn nhất từng được đóng tại Hà Lan mà còn giành luôn vị trí siêu du thuyền buồm lớn nhất thế giới. Và như vậy, có nghĩa là siêu du thuyền Sailing Yacht A dài 142 m đình đám của tỷ phú Andrey Melnichenko vẫn không được xem là một chiếc thuyền buồm thực thụ, dù sở hữu 3 cột buồm cao 91 m, sử dụng hệ thống điều khiển kỹ thuật số công nghệ cao vận hành bằng cảm biến.
Với thân thép và cấu trúc thượng tầng được làm từ nhôm, một bãi đáp trực thăng là tiện ích “xa xỉ” trên chiếc tàu 3 cột buồm Y721 này, nên đi kèm với nó là một tàu hậu cần cũng đang trong quá trình được hoàn thiện.
Vị trí dẫn đầu (cho tới khi bị soán ngôi) thuộc về siêu du thuyền buồm huyền thoại Sea Cloud với chiều dài 109.5m được đóng năm 1931 tại Đức bởi nhà đóng tàu Krupp Germaniawerft. Chiếc du thuyền này vẫn đang được khai thác cho thuê dưới cờ Malta.

Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến siêu du thuyền buồm hiện đại Black Pearl (106,7m) - cũng được đóng bởi Oceanco. Chiếc siêu du thuyền 3 cột buồm đen tuyền chiếm trọn mọi ống kính máy ảnh ở bất kỳ đâu nó xuất hiện. Đáng buồn thay, chủ nhân của nó đã không kịp nhìn thấy kẻ vượt mặt đứa con tinh thần của mình.

Sau khi được đồn đoán sẽ mua siêu du thuyền Flying Fox, Bezos đã chia sẻ về việc tự đóng một chiếc siêu du thuyền buồm, một phần cũng được truyền cảm hứng từ người bạn Barry Diller trong một kỳ nghỉ vào năm 2019 trên chiếc du thuyền EOS.
Ngoài ra, cũng có thông tin cho rằng Beros nhận thấy mình cần một chiếc siêu du thuyền để sống tách biệt trong đại dịch khi một người bạn tỷ phú khác - David Geffen, post trên Instagram của mình “Đơn độc ở Grenadines tránh xa viurs. Hy vọng mọi người giữ an toàn.”, kèm theo đó là một bức ảnh chụp hoàn hôn với tầm nhìn từ chiếc siêu du thuyền Rising Sun.
Chưa có mức giá chính thức được ghi nhận cho chiếc siêu du thuyền buồm này, ngoại trừ một số nguồn tin cho rằng nó có giá khoảng 500 triệu đô-la. Tuy nhiên, tôi cho rằng mức giá này không có căn cứ xác lập. Thử so sánh xem những siêu du thuyền khác như Black Pearl khoảng 200 triệu đô. Ở phân khúc siêu du thuyền động cơ chúng ta có Flying Fox (136m) trị giá 400 triệu đô, Octopus (126m) khoảng 325 triệu đô. Theo thông tin ghi nhận từ quyển sách có tựa đề “The Art and Science of Project Management 3rd Edition”, giá ước lượng của mỗi mét chiều dài cho việc đóng siêu du thuyền buồm là 1 triệu đô la và đối với siêu du thuyền máy là 1 triệu bảng.
Một số hình ảnh từ nhiếp ảnh gia Tom van Oossanen và Dutch Yachting
Credit: Tom van Oossanen, Dutch Yachting
Bài: Duy Nguyễn - Yachting Expert
*** Cho tới thời điểm hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất cho rìa vũ trụ. Lý do khiến ranh giới rìa vũ trụ tới nay vẫn còn gây tranh cãi là bởi nó chẳng có ý nghĩa gì khi cố gắng định nghĩa một thứ không tồn tại.
Đường Kármán - được đặt tên theo nhà vật lý người Hungary - Theodore von Kármán, người được cho là đã đưa ra ranh giới vào những năm 1900. Ban đầu con số được đưa ra trên 50 dặm (80,5 km). Tuy nhiên, về sau con số được dùng để xác định đường Karma do FAI sử dụng là 62 dặm (100km).
Tuy nhiên, nếu cuộc chiến không có hồi kết này cần một điểm để dừng lại thì so số sẽ là 76 dặm (122km) trên mực nước biển theo NASA Mission Control, bởi vì ở độ cao này, lực cản của khí quyển sẽ là một yếu tố đáng để xem xét tới. Theo thông tin ghi nhận từ National Geographic.