Ký ức thời gian trải dài trên những trang sách in mộc bản Nhật Bản
Từ ngọn núi huyền bí đến con đường đầy tuyết, kiếm sĩ samurai,…, mỗi chủ đề được khám phá như một tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của nó, tiết lộ những câu chuyện và con người ẩn sau các họa tiết.
Mộc bản họa (木版画 mokuhanga, tức là "Vẽ mộc bản") là một loại hình được biết đến chủ yếu qua những bản họa nghệ thuật ukiyo-e, đồng thời cũng được áp dụng trong việc in sách. Kỹ thuật này được phổ biến rộng rãi tại Nhật Bản trong thời kỳ Edo (1603–1868) và cũng mang một số nét tương đồng so với in khắc gỗ của phương Tây, tuy nhiên kỹ thuật mokuhanga sử dụng mực gốc nước - trái ngược với bản khắc gỗ phương Tây, thường sử dụng mực gốc dầu. Các loại mực gốc nước của Nhật Bản cung cấp nhiều màu sắc sống động, tráng men và trong suốt.
Nổi tiếng với quy trình có một không hai và tính thẩm mỹ đặc biệt, tranh khắc gỗ đã trở thành một hình thức được công nhận rộng rãi và mang tính biểu tượng của nghệ thuật Nhật Bản.
“Một cái nhìn sâu sắc và hiếm có về các tác phẩm nghệ thuật thuộc sở hữu tư nhân hiếm khi được công bố rộng rãi và cũng là cơ hội để thưởng thức lịch sử in mộc bản của Nhật Bản.”
Từ khi phát hành, Japanese Woodblock Prints đã trở thành một tác phẩm lớn vén màn về lĩnh vực nghệ thuật được nhiều người yêu thích nhưng ít ai hiểu biết. Tác phẩm này tiết lộ những câu chuyện và con người đằng sau 200 bản in từ 89 nghệ sĩ. Có thể nói, quyển sách mới về ấn phẩm in thạch bản Nhật Bản của Taschen (1680 -1983) là hành trình hình thái nghệ thuật qua 2 thế kỉ. Từ việc khắc họa khoảnh khắc cuộc sống thường ngày đến văn hóa kịch kabuki và tranh ảnh khiêu dâm, bản XXL là sự kết hợp dài 622 trang của bài học về lịch sử nghệ thuật cùng bản trích yếu thị giác độ phân giải cao.
Từ ngọn núi huyền bí đến con đường đầy tuyết, kiếm sĩ samurai,…, mỗi chủ đề được khám phá như một tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của nó, tiết lộ những câu chuyện và con người ẩn sau các họa tiết.
Với bốn yếu tố chính – người đẹp, diễn viên, phong cảnh, tác phẩm chim hoa, cùng với các mô tả đô vật sumo, diễn viên kabuki, ngôi sao nhạc rock quyến rũ – các tác phẩm đã tạo ra những cá nhân vô cùng tuyệt mỹ, sống trọn theo dòng chảy thời gian của Nhật.
Được viết bởi Andreas Marks, trưởng phòng nghệ thuật Nhật Bản và Hàn Quốc tại Viện Nghệ thuật Minneapolis, quyển sách được chia theo thứ tự thời gian với 7 chương, bắt đầu với thời kì đầu thế kỉ 17 và kết thúc bằng phong trào Shin-hanga.
Những bức ảnh lớn và sống động về các con quỷ, làng mạc, người bầu bạn và phong cảnh ngập tràn trong những trang giấy, được đính kèm với những bài luận và chú thích cung cấp thông tin về những nghệ sĩ và kĩ thuật của họ. Có 17 tờ fold-out cũng như phần phụ lục liệt kê đầy đủ các nghệ sĩ, tiêu đề của ấn phẩm mộc bản và ghi chú biên tập.
Đi sâu vào sự kinh hoàng lẫn tối nghĩa, sự tinh thông kỹ thuật và con mắt tinh tường của người sáng tạo, tác phẩm là nỗ lực của nhiều giả trong việc đấu tranh vì nghệ thuật, phá vỡ sự kiểm duyệt của chính phủ.
Về tranh mộc bản
Tranh mộc bản và trường phái Ukioyo-e (Phù thế) của Nhật là hai khái niệm gắn liền với nhau, tạo nên biểu tượng nghệ thuật Nhật Bản thời Edo. Với vẻ đẹp đặc trưng của mình, tranh mộc bản không chỉ để lại lượng di sản khổng lồ mang đẳng cấp thế giới mà còn ảnh hưởng đến nghệ thuật phương Tây, đặc biệt là các họa sĩ trường phái Ấn tượng như Vincent Van Gogh, Claude Monet...
Giống như quy trình khắc gỗ của phương Tây, phương pháp kỹ thuật của Nhật Bản xoay quanh các hình chạm khắc nổi và ứng dụng màu sắc.
Mặc dù in mộc bản đã được thay thế bằng các phương pháp in hoạt tự (về văn bản), nhưng nó vẫn là phương pháp được ưa thích và phổ biến đối với các nghệ sĩ Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, cụ thể là những người làm việc trong thể loại ukiyo-e. Các bậc thầy Nhật Bản như Andō Hiroshige, Katsushika Hokusai và Kitagawa Utamaro đã nâng cao giá trị của phương pháp in mộc bản, chúng được xem là tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp thế giới ngày nay.
Andreas Marks nghiên cứu lịch sử nghệ thuật Đông Á tại Đại học Bonn và lấy bằng Tiến sĩ về nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Leiden. Từ năm 2008 đến năm 2013, ông là giám đốc và người phụ trách chính của Trung tâm Nghệ thuật Nhật Bản Clark ở Hanford, California, và năm 2013, ông trở thành Giám đốc Mary Griggs Burke về Nghệ thuật Nhật Bản và Hàn Quốc, trưởng Khoa Nghệ thuật Nhật Bản và Hàn Quốc, và là giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Nhật Bản Clark tại Viện Nghệ thuật Minneapolis. Bên cạnh đó, ông cũng là tác giả của những tác phẩm sách nổi tiếng như The Sixty-Nine Stations along the Kisokaido (2017), Japanese Woodblock Prints (2019) và Thirty-six Views of Mount Fuji (2021).
Bài: Dẫn từ Fashionnet - Dịch giả: Chip Phan
Comments